doanh gắn với phát triển dịch vụ, phấn đấu đến năm 2010 nguồn tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh đạt tối thiểu 60-70% trong cơ cấu tổng dư nợ.
- Theo lộ trình từ nay đến 2010 cho phép chi nhánh thực hiện theo mô hình Chi nhánh hỗn hợp vừa có bán buôn, vừa có bán lẻ để tận dụng mạng lưới và phù hợp với tiến trình phát triển các loại hình doanh nghiệp, dân doanh trên địa bàn.
Khi mở rộng cho vay với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng mạng lưới từ 3-4 phòng giao dịch thì Chi nhánh sẽ rất thiếu cán bộ( nhất là cán bộ tín dụng), mỗi phòng giao dịch sẽ phải có từ 6-8 người vừa huy động vốn, vừa cho vay, vừa thực hiện các dịch vụ khác,…
Như vậy, Chi nhánh cần phải bổ sung từ 20-30 cán bộ cho 4 phòng giao dịch. Trước mắt, năm 2007 cho phép Chi nhánh được bổ sung từ 7- 20 cán bộ nghiệp vụ từ các Ngân hàng thương mại khác, hoặc các Chi nhánh trong hệ thống có nhu cầu tuyển mới đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng của Trung ương.
3.3.3.4. Cơ sở vật chất
- Sau khi khảo sát các địa điểm, nếu đủ điều kiện theo qui định của Trung ương cho phép Chi nhánh thuê dài hạn trả tiền một lần hoặc mua để đảm bảo ổn định lâu dài đạo được tin cậy cho khách hàng và tăng tài sản cho ngành.
- Hiện nay, Chi nhánh có 1 xe chuyên dùng chứa đựng đáo ứng được nhu cầu kinh doanh, đề nghị Trung ương trang bị thêm xe chuyên dùng cho Chi nhánh để đảm bảo cho nhu cầu cho vay ngoài quốc doanh gắn với phát triển dịch vụ Ngân hàng.
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước
3.3.2.1. Hoàn thiện các cơ sở pháp lý
Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện và ban hành các nghị định về chính sách, luật doanh nghiệp, sở hữu tài sản, thế chấp tài sản nhằm:
- Tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, tạo cho khu vực KTTN (trong đó có các doanh nghiệp) được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất (trong đó có ưu đãi cho diện chính sách xã hội).
- Xem xét về chính sách thuế hiện tại, có thể áp dụng biểu thuế suất luỹ tiến từng phần, đối với thuế thu nhập doanh nghiệp. Mở rộng diện ưu đãi đối với các
doanh nghiệp mới thành lập; thực hiện chính sách thuế ưu đãi trong xuất khẩu; tiếp tục cải cách hành chính về thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, tạo thuận lợi cho các đơn vị ngoài quốc doanh...
- Tạo cơ sở pháp lý để khu vực KTTN đảm bảo các điều kiện vay vốn ngân hàng và trên cơ sở đó ngân hàng yên tâm cho vay vốn.
- Tiến hành sắp xếp lại để các đơn vị thuộc khu vực KTTN, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ lành mạnh về tổ chức, về tài chính, đủ điều kiện về hạch toán kế toán, thống kê. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ, tiến tới thực hiện kiểm toán độc lập theo định kỳ... qua đó tạo sự minh bạch với xã hội và lòng tin đối với ngân hàng và nhà đầu tư.
- Có biện pháp giảm thiểu tối đa tình trạng hình sự hóa quan hệ tín dụng sẽ là điều kiện để các ngân hàng tăng cường cho các đối tượng của KTTN vay vốn có thế chấp hoặc tín chấp.
3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách kế toán, kiểm toán
Xây dựng chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế; bổ sung, sửa đổi để hoàn thiện Chế độ kế toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ... Nhằm tạo được sự đồng nhất trong chuẩn mực, tạo thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc đánh giá cà chấm điểm khách hàng
3.3.2.3. Hình thành các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Hình thành Quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu. Tách riêng tín dụng ưu đãi, tín dụng chính sách ra khỏi hoạt động ngân hàng thương mại , thành lập Ngân hàng chính sách.
Hình thành Quỹ bảo lãnh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Có chính sách đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như các doanh nghiệp Nhà nước.
3.3.3. Kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương