Chức năng của nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 2 – BS nguyễn miền (Trang 36 - 38)

IV. Bài tập tình huống: huy động sự tham gia của cộng đồng Phương pháp: làm việc nhóm (3 nhóm)

2. Chức năng của nhóm

Nhóm có nhiều chức năng bao gồm:

- Thay đổi hành vi, thái độ giá trị của các thành viên. - Giúp ra quyết định, thương thuyết.

- Động viên các thành viên. - Khả năng lãnh đạo

Như vậy, sự hình thành nhóm đưa đến nhiều lợi ích hơn cá nhân, vì nó tạo nên cảm giác an toàn, truyền thông trong nhóm sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt là nhóm hỗ trợ cho các yêu cầu của mỗi cá nhân và các thành viên sẽ cảm thấy tự tin và hài lòng hơn khi làm việc nhóm.

Nhưng nhóm cũng có những nhược điểm như: chi phí tăng và mất thời gian, nếu nhóm không hiệu quả hoặc là vì các thành viên của nhóm không thấy liên hệ trách nhiệm với mục tiêu chung của nhóm, và đặc biệt nếu nhóm bị thống trị bởi một cá nhân hay một nhóm nhỏ hơn thì hoạt động của nhóm có thể lệch hướng theo lợi ích cá nhân, chứ không phải của tổ chức.

3. Sự phát triển của nhóm

Sự hình thành của một nhóm làm việc hay một nhóm công tác thông thường sẽ trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn I: hình thành

Hình thành là quá trình các thành viên trong nhóm học cùng nhau. Trong giai đoạn này các thành viên tự thu thập các thông tin về nhau: kiến thức, thái độ và tính cách. Điểm này tương tự với việc nhận định bệnh nhân trong quá trình chăm sóc sức khỏe, mà khi đó cán bộ y tế phải thu thập thông tin chính xác về bệnh nhân.

Trong giai đoạn đầu này, mỗi thành viên trong nhóm cố gắng thể hiện mình, nhằm tạo ra những ấn tượng tốt. Tuy nhiên sự tham gia các thành viên thường bị hạn chế, do họ chưa làm quen được với nhau và với môi trường nhóm. Đến cuối giai đoạn này, các thành viên đã bắt đầu chú ý đến nhiệm vụ được giao và thảo luận về mục đích hoạt động của nhóm và thiết lập được các quy tắc cho nhóm.

Giai đoạn II: tranh luận

Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện các xung đột nội bộ, do các cá tính khác nhau, chưa có sự thống nhất, xung đột về nhu cầu của các cá nhân trong nhóm, cũng như nhu cầu của cả nhóm. Giai đoạn này tương đương với quá trình phân tích trong chăm sóc sức khỏe, bởi vì ở thời điểm này, mỗi thành viên xem xét lại những thông tin mà họ thu thập được từ giai đoạn I.

Không khí trong nhóm không ổn định. Giao tiếp có thể trở nên căng thẳng. Một vài thanh niên trong nhóm, thậm chí có thể rời nhóm. Sự khác nhau giữa các cá nhân trong nhóm có thể thấy rõ và có thể dẫn tới sự xuất hiện các tiểu ban hay bè phái. Các cuộc đấu tranh gay gắt cũng có thể xảy ra. Nêu các bất ổn trên được giải quyết thì sau giai đoạn này, nhóm sẽ thống nhất được mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức và các quy định mới mang tính thiết thực, đáng tin cậy hơn. Nếu cơ cấu tổ chức trong giai đoạn 1 kém, thì sẽ phải tổ chức lại.

Giai đoạn III: chuẩn mực.

Nếu các thành viên trong nhóm có thể thỏa thuận để giải quyết những bất đồng, thì giai đoạn chuẩn mực sẽ tiếp theo. Ở giai đoạn này, quy tắc hay luật lệ của nhóm sẽ phát triển theo hướng để đạt được mục tiêu, phân công nhiệm vụ cho từng người và phổ biến cách thức tiến hành nhiệm vụ đó. Các thành viên bắt đầu cảm thấy bớt căng thẳng và cảm thấy mình là một phần của nhóm. Họ đã quyết định duy trì nhóm và sắp xếp lại vị trí trong nhóm.

Không khí trong nhóm trở nên thân thiện hơn, cho nên các thành viên trong nhóm hành động có mục đích, mang tính xây dựng hơn. Giai đoạn này có thể so sánh với giai đoạn lập kế hoạch trong quá trình chăm sóc sức khỏe, mà ở đó những ý kiến được tổng kết để giải quyết vấn đề đã được xác định trong giai đoạn trước. Nhóm này đã trưởng

thành với những cuộc thảo luận để đưa ra những ý kiến, nhằm tháo gỡ mâu thuẫn. Các quyết định giờ đây được đưa ra một cách dân chủ hơn.

Giai đoạn IV: thực hiện

Ngay khi giai đoạn III kết thúc thì nhóm có thể bắt đầu nhiệm vụ của mình. Chức năng của nhóm có thể là một đơn vị, hoặc một nhóm lao động có năng lực. Đây là giai đoạn thú vị nhất, bởi vì nhóm đạt được sự nhất trí cao khi đề ra mục tiêu. Mỗi thành viên đều cảm thấy mình là một phần của nhóm và biết rõ cái gì đang đợi họ. Không khí thật cởi mở, các thành viên cảm thấy thoải mái và hợp tác. Tuy nhiên, vẫn có những bất đồng, nhưng trong nhóm có thể giải quyết một cách dễ dàng. Các mâu thuẫn có thể được giải tỏa bằng cách đàm phán, thương thuyết. Đây là giai đoạn trưởng thành của nhóm và hiệu quả hoạt động của nhóm là cao nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý và tổ chức y tế phần 2 – BS nguyễn miền (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)