Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTM CP Vietbank - PGD Vạn Hạnh (2).doc (Trang 26 - 28)

Bảng 2.8: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2009 Tỷ lệ % 2010 Tỷ lệ % 2010 / 2009 Chênh lệch %

Doanh số thu nợ trung và dài hạn 78,540 27.46 155,211 31.29 76,671 97.62

Tổng doanh số thu nợ 286,014 100 496,040 100 210,026 73.43

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010))

Biểu đồ 2.7: DSTN theo thể loại cho vay tại Vietbank Vạn Hạnh (2009 - 2010)

0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2009 2010 DSTN ngắn hạn DSTN trung dài hạn 207,474 78,540 340,820 155,211

Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số thu nợ trung và dài hạn. Cụ thể: Năm 2009, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 72.54%, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 27.46%. năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 68.71%, doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 31.29% trong tổng doanh số thu nợ.

Điều đó cũng dễ hiểu bởi cơ cấu doanh số cho vay đã nghiêng về cho vay ngắn hạn. Nhìn chung doanh số thu nợ ngắn, trung và dài hạn tăng nguyên nhân chính là do các DN, cá nhân hoạt động SXKD có hiệu quả mang lại lợi nhuận. Doanh số thu nợ tăng tức chất lượng tín dụng tăng.

Doanh số thu nợ ngắn hạn

Năm 2009 đạt 207,474 triệu đồng, năm 2010 đạt 340,829 triệu đồng, tăng 133,355 triệu đồng so với năm 2009, tương ứng 64.28%. Ta thấy doanh số thu nợ NH tăng là do doanh số cho vay ngắn hạn nhiều, vòng thu hồi của ngắn hạn nhanh, khoản tiền vay sẽ được thu hồi ngay trong năm.

Doanh số thu nợ trung và dài hạn

Năm 2009 đạt 78,540 triệu đồng, năm 2010 đạt 155,211 triệu đồng, tăng 76,671 triệu đồng, tương ứng 97.62%. Đặc điểm của loại hình cho vay trung và dài hạn là thường sẽ định nhiều kỳ hạn trả nợ để thu dần, nên ta khó đánh giá được tình hình thực tế trong năm, tuy nhiên tình hình thu nợ trung dài hạn vẫn diễn ra khá tốt.

Có được kết quả này chính là nhờ vào sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng NH trong việc chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH, thường xuyên đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn và các đơn vị làm ăn có hiệu quả, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị.

Bên cạnh đó, CN cần xem xét đối với các khoản nợ vay đáo hạn, nếu xét thấy KH có uy tín, sử dụng vốn đúng mục đích, kinh doanh có hiệu quả và vẫn có nhu cầu vay vốn thì NH không nên thu hồi nợ về ngay mà nên tiếp tục để KH sử dụng số tiền vay vì hiện nay nhu cầu cho SXKD ngày càng bức thiết. Làm được như vậy chẳng những làm gia tăng lợi nhuận cho NH thông qua khoản lãi vay mà KH mang lại mà còn làm giảm bớt nhiều chi phí cho NH nếu so với việc thu hồi nợ về và tìm kiếm KH vay mới.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại NHTM CP Vietbank - PGD Vạn Hạnh (2).doc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w