Bao bì làm từ vỏ trái cây

Một phần của tài liệu Báo cáo bao bì: vật liệu bao bì sinh học từ tinh bột (Trang 43 - 44)

3. Các công trình nghiên cứu về vật liệu bao bì từ tinh bột, nguyên liệu khác

3.2Bao bì làm từ vỏ trái cây

Các nhà nghiên cứu Đại học Sain Malaysia (USM) và PepsiCo Anh Quốc đang phát triển việc sử dụng các vỏ trái cây và khoai tây thải ra làm nguyên liệu sản xuất bao bì phù hợp với môi trường và ước tính trong tương lai gần sẽ giới thiệu loại bao bì này ra thị trường.

Bao bì từ vỏ khoai tây

Phát biểu trên chương trình BBC Radio 4, ông Richard Evans Chủ tịch PepsiCo UK và Ireland nói công ty đang nghiên cứu tỉ mỉ xem liệu tinh bột từ vỏ khoai tây thải ra có thể sản xuất ra loại bao bì sinh học - thân thiện môi trường, tự phân huỷ, dùng cho sản phẩm khoai tây chiên giòn không. Nhà máy sản xuất khoai tây lát tại Leicester của PepsiCo, một công ty sản xuất thực phẩm và nước giải khát khổng lồ là nhà máy lớn nhất của loại hình này trên thế giới, chủ yếu sản xuất khoai tây chiên giòn thương hiệu Walkers và các sản phẩm snack khác. Ông Evans cho biết, PepsiCo UK đang nhắm đến mục đích sản xuất bao bì từ vỏ khoai tây bỏ ra, mà hiện đang đưa làm thức ăn cho gia súc và dùng tái chế cho công việc khác, có thể được giới thiệu đến một số cửa hàng bán lẻ tại Anh Quốc trong vòng 18 đến 24 tháng tới. Evans cho biết, nhóm nghiên cứu đã phát triển bao bì nhỏ làm từ cellulose có nguồn gốc bột gỗ, từ nguồn tài nguyên tái tạo và bền vững, các khu rừng trồng theo tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý rừng (Forest Stewardship Council).

Bao bì từ vỏ trái cây nhiệt đới

Các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã phát triển một loại bao bì nhựa phân hủy sinh học từ vỏ trái cây nhiệt đới tương đối bền và có tính kinh tế trong sản xuất.“Một trong những vấn đề môi trường lớn nhất mà thế giới phải đối mặt là nhựa

phế thải. Hầu hết nhựa thương mại được làm từ dầu khí và rất khó phân hủy ” Giáo sư Tiến sĩ Hanafi Ismail lãnh đạo nhóm nghiên cứu nói, chỉ có 2% túi nhựa không phân huỷ được tái chế lại, đây là quá trình quá tốn kém. Phát minh mới của nhóm được gọi là ‘FruitPlast “ vỏ trái cây nhiệt đới thải ra được chuyển đổi thành bột, sau đó đã được chế tạo thành màng nhựa phân hủy sinh học.

Đại học Sain Malaysia (USM) là người đi tiên phong đối với sản phẩm Fruitplast, giáo sư Hanafi Ismail cho biết, ý tưởng dùng trái cây thải ra để sản xuất nhựa là từ nhận thức được tiềm năng của nhựa phân hủy sinh học, được dự báo sẽ tăng lên đến 30% năm. Nhóm nghiên cứu cho rằng, sản phẩm Fruitplast của họ, ước tính rẻ hơn 10% so với nhựa thương mại có nguồn gốc từ dầu mỏ (PE, PP) và có thể phân hủy trong vòng 3-6 tháng, Hơn nữa, họ cho biết thêm, nó có thể “cạnh tranh chất lượng với các sản phẩm nhựa thương mại hiện đang có trên thị trường.”

Một phần của tài liệu Báo cáo bao bì: vật liệu bao bì sinh học từ tinh bột (Trang 43 - 44)