giao, nội dung khiếu nại, tranh chấp phát sinh trên địa bàn thành phố trên lĩnh vực đất cao chiếm tỉ lệ lớn chiếm 42%; bồi thường khi thu hồi đất 19%, khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính chiếm 9%; cấp GCN-QSDĐ chiếm 26% và yêu cầu thi hành án chiếm 4%;
- Tranh chấp, khiếu nại, tố cáo của công dân xử lý không kịp thời, có trường hợp không chính xác dẫn đến việc thi hành pháp luật không nghiêm, làm giảm hiệu lực quản lý của bộ máy hành chính, giảm niềm tin của nhân dân vào đường lối của Đảng và Nhà nước;
- Chưa rà xoát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại; tố cáo, tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết. Niêm yết lịch tiếp dân, nội quy tiếp dân, xử lý đơn giải quyết khiếu nại, tranh chấp chưa đảm bảo. Việc mở sổ theo dõi, ghi chép, quản lý theo dõi khiếu nại, tố cáo còn tuỳ tiện, không đúng yêu cầu;
- Công việc ngày càng nhiều, mức độ khiếu nại, tố cáo càng lúc càng phức tạp, trong khi cán bộ tiếp dân hầu như không tăng. Phương thức tổ chức, hình thức tiếp dân chưa phù hợp nên hiệu quả giải quyết công việc này còn nhiều hạn chế.
4- Nguyên nhân
- Thành phố đang đẩy mạnh hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường như đường xá, trường học, bệnh viện... ngang tầm với trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của một tỉnh. Do công tác quản lý hành chính trên địa bàn thành phố còn nhiều yếu kém mà cụ thể là công tác quy hoạch, đền bù, giải phóng mặt bằng còn
nhiều bất cập, hạn chế dẫn đến khiếu nại, tố cáo của người dân tăng cao, nhất là vụ việc liên quan đến đất đai, đòi lại đất cũ;
- Pháp luật, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo còn thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, sự mâu thuẫn trong một số quy định giữa Luật khiếu nại, tố cáo với Luật Đất đai… khiến cán bộ tiếp dân, giải quyết nại, tố cáo lúng túng khi áp dụng;
- Các vụ việc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, thời điểm vụ việc xảy ra quá lâu. Một vụ việc có rất nhiều nội dung, hợp tác, phối hợp của người khiếu nại, người tố cáo, nên mất nhiều thời gian xác minh, làm rõ; dẫn đến không giải quyết khiếu nại đúng thời gian quy định như trong luật;
- Biên chế cán bộ tiếp dân còn thiếu, kinh nghiệm công tác còn nhiều hạn chế. Việc bố trí cán bộ cử đi học các lớp chính trị, quản lý nhà nước nên ảnh hưởng lớn trong công tác của cơ quan;
- Thiếu am hiểu pháp luật, trình độ nhận thức, sự tự giác của một số người dân còn kém dẫn đến khiếu nại không đúng cấp thẩm quyền, khiếu nại kéo dài. Thêm vào đó việc tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân còn hạn chế.
CHƯƠNG III- GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIẾP DÂN TẠI PHÒNG TIẾP DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN HOẠT ĐỘNG TIẾP DÂN TẠI PHÒNG TIẾP DÂN - UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI
1- Về pháp luật
- Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo tại điều 36 và 43 của Luật khiếu nại, tố cáo chưa được phù hợp với tình hình thực tế. Nhiều nội dung đơn khiếu nại, tố cáo phức tập, liên quan nhiều cơ quan, phạm vi rộng lớn, thời gian lâu. Thêm vào đó đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân còn hạn chế về số lượng lẫn năng lực. Do đó cần phải tăng thêm thời gian giải quyết đối với các vụ việc phức tạp;
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sự đồng bộ, nâng cao tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để công dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà
nước và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ công dân nhằm tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh, hài hoà, tạo động lực mới trong phát triển kinh tế - xã hội và hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo
- Rà soát lại các văn bản quy phạm liên quan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Sửa đổi, bổ sung Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành cho phù hợp. Tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật khiếu nại, tố cáo và các văn bản hướng dẫn kèm theo.
2- Về cán bộ tiếp dân
- Cần bổ sung thêm biên chế cho phòng tiếp dân 02 cán bộ tốt nghiệp đại học Luật, nắm rõ Luật khiếu nại, tố cáo; có những đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ làm công tác tiếp dân;
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, hiểu biết pháp luật, am hiểu thực tế, có trách nhiệm với công việc được giao;
- Đào tạo về kỹ năng tiếp dân cho cán bộ: kỹ năng giao tiếp, khả năng thương thuyết, lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhân dân; kỹ năng nắm bắt tâm lý người dân;
- Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức vi phạm trong công tác tham mưu cho Thủ trưởng trong lĩnh vực dẫn đến phát sinh khiếu kiện và xử lý các vụ khiếu kiện xảy ra trên địa bàn thành phố theo thẩm quyền.
3- Về cải cách hành chính