Ước muốn chủ quan của đơn vị phát hành

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (2).doc (Trang 52 - 53)

2. Thực trạng phát hành IPO tại Việt Nam 1 Tổng quan về các đợt IPO thời gian qua

2.3.5Ước muốn chủ quan của đơn vị phát hành

Ước muốn chủ quan của nhà phát hành phần nào cũng làm cho giá phát hành IPO tăng lên cao. Khi mà doanh nghiệp muốn đánh bóng thương hiệu của mình, thu về nguồn thặng dư lớn, hoặc đơn thuần chỉ là không muốn giá phát hành thấp thì họ có xu hướng định giá phát hành cao. Điều này càng thể hiện rất rõ trong trường hợp các doanh nghiệp nhà nước tiến hành phát hành IPO.

Một điều có thể rút ra từ những đợt IPO vừa qua là giá phát hành của các doanh nghiệp này bao giờ cũng cao cả. Nghĩa là tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư khi tham gia vào các đợt IPO này tính trung bình là số âm. Chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ những năm gần đây đã tạo ra một làn sóng các doanh nghiệp nhà nước ồ ạt phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tuy nhiên, khi tiến hành IPO các doanh nghiệp này thì Nhà nước lại yêu cầu là không được để thất thoát tài sản của Nhà nước. Điều này đã gây ra áp lực cho các doanh nghiệp làm cho giá cổ phiếu của các doanh nghiệp này không thể bị định giá thấp được.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhà nước là do Nhà nước đóng vai trò là nhà đầu tưu ban đầu. Khi các doanh nghiệp này phát hành cổ phiếu ra công chúng, nếu giá đấu bình quân cao thì các doanh nghiệp này sẽ thu về một lượng lớn khoảng tiền thặng dư. Một phần khoảng thặng dư này sau đó sẽ được chuyển về cho ngân sách nhà nước theo như quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP. Đây cũng chính là lý do mà giá khởi điểm của các đợt IPO này đều khá là cao. Do đó, chính yêu cầu chủ quan của đơn vị phát hành hay nói chính xác hơn là của Nhà nước mà làm cho các đợt IPO trên bị định giá cao.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (2).doc (Trang 52 - 53)