Những đợt IPO yêu cầu phải có một lượng tối thiểu các nhà đầu tư tham gia thì mới được coi là hợp lệ

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (2).doc (Trang 76 - 79)

Mô hình định giá book building của Sherman (2005) cũng đặc biệt chú trọng đến việc bán đấu giá (đấu giá kiểu Mỹ và đấu giá kiểu Hà Lan) và cố gắng tìm lý do tại sao những nhà bán đấu giá trên toàn thế giới lại sử dụng phương pháp này. Lý do cho điều này, Sherman (2005) tuyên bố phương pháp định giá Book Building là một quá trình ít rủi ro do những nhà bảo lãnh vì chắc chắn một số lượng tối thiểu các nhà đầu tư sẽ tham gia. Điều tương tự lại không đúng đối với cuộc đấu giá IPO trong trường hợp công ty phát hành không có khả năng tìm những nhà đầu tư mà sẽ dành thời gian để định giá việc phát hành.

Trong nghiên cứu về việc định dưới giá ở Ấn Độ do Shah thực hiện (1995), Majumdar (1999) và những người khác đã tập trung vào thị trường chứng khoán Bombay (BSE). Nghiên cứu rất gần đây (2004-2006) được thực hiện trên các công ty đã IPO và niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc gia (NSE) và nỗ lực để hiểu được sự khác biệt trọng yếu so với các nghiên cứu trước do sự thay đổi trong các quy định cũng như sự tiến bộ của thị trường IPO. Thứ hai nghiên cứu này cũng cố gắng tìm ra tỷ suất sinh lợi một tháng sau khi IPO để tìm hiểu tác động của việc định dưới giá đã được xua tan trên thị trường trong này thời gian một tháng hay không. Thứ ba, nghiên cứu này đang xem xét các tác động của lượng cầu ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá bên cạnh sự trì hoãn trong việc niêm yết cũng như chi phí tiếp thị cho đợt phát hành.

Phương pháp luận

Giả thuyết 1: Hầu hết các tổ chức phát hành hướng đến việc định giá thấp hơn là định giá cao. Mức độ định giá thấp là một chức năng của IPO trên thị trường. Theo nghiên cứu của Benveniste và Spindt (1989), ngân hàng đầu tư sẽ xác định giá đưa ra dựa vào nhu cầu thị trường. Nếu thị trường có nhu cầu cao, ngân hàng sẽ xác định giá là phần cao hơn của dải băng giá, ngược lại nếu nhu cầu thị trường thấp về đợt phát hành, mức giá là phần thấp hơn của dải băng giá. Sự thiết lập mức giá tại phần cao hơn của dải băng giá dường như đã gởi một tín hiệu đến thị trường về nhu cầu cao về đợt phát hành và điều này cũng dẫn đến là giá niêm yết và giá được giao dịch cũng cao hơn vào ngày đầu tiên cổ phiếu được niêm yết trên thị trường. Cornelli và Goldreich (2001) đã viết trong nhiều cuốn sách về phát hành cổ phiếu rằng: nhu cầu có thể vượt quá xa so với cung, vì vậy giá không thể

phải là một tín hiệu đáng tin của một đợt phát hành định giá thấp, nhưng giá được thiết lập bởi bên bảo lãnh theo cách được đề cập như đã nói ở trên thì mới là một tín hiệu đáng tin cậy hơn.Vì có một khoảng thời gian hơn hai tuần từ lúc cổ phiếu được IPO cho đến lúc ngày đầu tiên niêm yết nên những nhà đầu tư có thể có thể hình thành nên chiến lược đầu tư riêng của họ vào ngày niêm yết.

Tóm lại, lý thuyết đầu tiên nói rằng các tổ chức phát hành có xu hướng định giá thấp hơn là định giá cao.

Giả thuyết 2 :Công ty càng trì hoãn niêm yết thì mức độ định giá thấp càng ít.

Không giống thị trường chứng khoán Mỹ,thị trường chứng khoán Ấn Độ có một sự trì hoãn ba tuần kể từ ngày kết thúc đợt phát hành cho đến ngày niêm yết. Mức độ định giá thấp có mối quan hệ với việc trì hoãn niêm yết. Nếu một công ty mất quá nhiều thời gian để niêm yết thì thị trường sẽ suy xét lại kỳ vọng của họ về công ty. Thị trường sẽ suy xét lại rằng công ty càng trì hoãn dài nghĩa là công ty chưa có được sự cấp phép của các cơ quan thẩm quyền về các dự án của mình và hậu quả là công ty có thể đối mặt với mức độ định giá thấp giảm hoặc đối mặt với việc định giá cao vào ngày niêm yết. Mặt khác, nhà đầu tư có thể đối mặt với sự thiếu thanh khoản bởi vì thời gian trì hoãn dài thì họ càng đòi hỏi một phần bù lớn hơn vào ngày giao dịch đầu tiên (Shah, 1995). Ngoài ra có một khả năng một lượng lớn giao dịch trên thị trường không chính thức nếu mà có một khoảng thời gian trì hoãn kể từ ngày kết thúc IPO và ngày niêm yết trên thị trường. Do đó, việc trì hoãn ngày niêm yết trên sàn sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến mức độ định dưới giá, tuy nhiên tác động này không rõ ràng.

Giả thuyết 3: Mức độ định giá dưới giá của một công ty sẽ càng ít hơn nếu chi phí marketing cho đợt IPO chiếm nhiều hơn.

Habib và Ljungqvist (2001) đã đưa ra định đề rằng những khoản chi phí truyền thông sẽ ảnh hưởng đến việc định giá thấp. Họ cho rằng chi phí truyền thông và việc định giá thấp như là những chi phí thay thế cho nhau. Truyền thông đòi hỏi giảm vấn đề lựa chọn bất lợi và vì vậy giảm định giá thấp. Hơn nữa, giới truyền thông sẽ tiêu tốn nhiều vào việc truyền thông, nếu họ muốn bán được nhiều cổ phần. Họ đã tìm thấy kết quả rằng mỗi 1$ chi cho chi phí truyền thông giảm đến 98 cents cho sự tổn thất của mình, vì vậy chi phí biên của phí

truyền thông bằng với lợi nhuận biên. Habib và Ljungqvist (2001) cũng cho rằng một lý do những ngân hàng đầu tư ở trường hợp Murcarella và Vetsuypens (1989) của học thuyết Baron định giá thấp nhiều là vì họ có thể bán rất ít cổ phiếu so với các đợt IPO khác và vì vậy gánh chịu chi phí truyền thông ít hơn. Cook (2006) trong những bài nghiên cứu trước đây đã phát biểu rằng marketing của các đợt IPO để đòi hỏi rằng những ngân hàng đầu tư nên marketing các đợt IPO đến những nhà đầu tư đơn lẻ như là một việc làm đem đến lợi ích cho công ty. Họ cũng tìm ra rằng những nhà phát hành có xu hướng thay đổi ngân hàng đầu tư nếu ngân hàng đầu tư không có khả năng thu hút giới truyền thông trước khi đưa cổ phiếu ra thị trường. Frieder và Subrahmanyam (2004) đã cho rằng những nhà đầu tư cá nhân dường như nắm giữ nhiều hơn những cổ phiếu của những công ty có triển vọng lớn. Tầm nhìn xa rõ ràng được thể hiện qua chiến dịch marketing, do đó nếu một công ty chi tiêu nhiều cho chiến dịch marketing, thì có mức độ định giá thấp ít hơn.

Phương pháp tính:

Thời gian trì hoãn của công ty được đo lường là khoảng thời gian từ ngày cuối cùng đưa ra giá đến ngày niêm yết.

Mức độ định giá thấp được đo lường là tỷ số giữa giá đóng cửa vào ngày niêm yết và giá IPO

Mức độ định giá thấp = (Pc – Po )/ Po

Pc ( Price closing on listing day): giá đóng cửa ngày niêm yết. Po ( Price offer) : giá IPO.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam (2).doc (Trang 76 - 79)