Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010.docx (Trang 32 - 36)

- Cán cân dịch vụ thâm hụt 1,9 tỷ USD

2.Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)

Nước ta đã có những thành công trong thu hút nguồn vốn FDI, nhưng nguồn vốn FII vẫn còn hạn chế, còn quá thấp so với các nước trong khu vực .Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, đầu tư FII vào Việt Nam trong thời gian gần đây cũng đã tăng rất mạnh. Biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đoàn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Cụ thể như sau:

Hiện tượng tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2007 làm cho luồng tiền đầu tư gián tiếp chảy vào Việt Nam mạnh mẽ. Sự biến động này là do chênh lệch lãi suất của trái phiếu chính phủ Việt Nam với trái phiếu chính phủ các nước khác. Tuy nhiên bước qua năm 2008, nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chínhbắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong lĩnh vực bất động sản bắt đầu từ năm 2007, lượng vốn vào Việt Nam đã giảm mạnh, thoái đầu tư và rút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài FII diễn ra ở mức độ nhất định, tạo ra hiện tượng thâm hụt kép trên cả tài khoản vãng lai và tài khoản tài chính. Bên cạnh đó đầu năm 2008 các nhà đầu tư dự kiến VND sẽ tăng giá so với USD, cộng thêm chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh việc bán USD chuyển qua VND.Lượng cung USD lớn tập trung vào các đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trái phiếu Chính phủ Việt Nam (1,4 tỷ USD).Giữa năm 2008, tỷ giá tăng dần đều và đột ngột tăng mạnh từ giữa tháng 6, tâm lý hoang mang cộng với động thái đầu cơ của giới buôn ngoại tệ trên thị trường tự do đẩy USD cùng với giá vàng tăng mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu rút vốn khỏi Việt Nam bằng việc bán TPCP (bán ròng 0,86 tỷ USD)khi lo ngại về tình hình kinh tế và do tình hình thanh khoản thấp trên thị trường thế giới đẩy nhu cầu mua USD chuyển vốn về nước lên cao.

Đầu năm 2009,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vẫn làm cho các nhà đầu tư lo ngại trước những bất ổn của thị trường và bán chứng khoán để nắm giữ những tài khoản ít rủi ro hơn khiến dòng vốn đầu tư gián tiếp sụt giảm nghiêm trọng. Trong 10 tháng đầu năm 2009vốn đầu tư gián tiếp rút ra khỏi Việt Nam lên tới 500 triệu USD và đạt khoảng 600 triệu USD năm 2009 (tương đương với dòng vốn rút ra của năm 2008).Tuy nhiên,mặc dù chứng khoán Việt Nam giảm nhưng Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế mởi nổi nhận được dòng vốn đầu tư ròng vào danh mục đầu tư chứng khoán năm 2009. Theo đánh giá các chỉ số chứng khoán chính trên thế giới của trang web (www.indexq.org), chỉ số chứng khoản của Việt Nam tăng 34,67% và nằm trong nhóm những chỉ số tăng mạnh nhất trên thế giới trong 6 tháng đầu năm 2009. Ở châu Á, Việt Nam thua Inđônêsia (36,97%); Ấn Độ (41,86%); Trung Quốc (42,17%). Ở Châu Âu, Việt Nam thua Nga (57,93%). Ở châu Mỹ, Việt Nam thua Brazil (35,33%); Argentina (44,71%); Peru (76,5%). Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ rất quan tâm đến thị trường chứng khoán Việt Nam. Việc cởi mở ngành dịch vụ

Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà đầu tư Mỹ. Gần 50% vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là của các nhà đầu tư Mỹ. Sở dĩ các nhà đầu tư Mỹ tăng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam là donhờ có sự tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững của nền kinh tế Việt Nam và sự cải thiện trong môi trường pháp luật, thương mại. Tuy nhiên, việc ban hành Luật Chứng khoán mới là lý do chính của sự gia tăng đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam;vị thế chính trị ngày càng cao của Việt Nam trên thị trường thế giới và quá trình cổ phần hóa mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước cũng là nguyên nhân thúc đẩy luồng vốn đầu tư gián tiếp của Mỹ vào Việt Nam, làm cho các nhà đầu tư yên tâm khi bỏ vốn vào thị trường này.

Trong những phiên giao dịch các tháng cuối năm 2009, vốn đầu tư gián tiếp vào - ra Việt Nam đã ở trạng thái dương. Tức là vốn vào nhiều hơn rút ra. Nhưng luồng vốn vào còn khá thấp chỉ khoảng 3 – 5 triệu USD/ngày.Tuy nhiên,theo các chuyên gia, FII đổ vào Việt Nam là dấu hiệu tốt cho thấy, các nhà đầu tư đã có niềm tin vào sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam. Đặc biệt, điều này có tác động quan trọng đối với cán cân ngoại tệ. Bởi vì, năm 2009, do tác động của khủng hoảng, các nguồn cung ngoại tệ của Việt Nam đều bị ảnh hưởng do xuất khẩu giảm khoảng 9%, kiều hối dự báo giảm khoảng 15 – 20%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng giảm mạnh so với năm 2008.

Tiếp nối những tín hiệu tốt cuối năm 2009, thì từ đầu năm 2010 đến đầu tháng 12/2010 nguồn vốn FII đã tăng khoảng 712 triệu USD.Lượng vốn trên chảy vào Việt Nam khá nhanh trong tháng 10, 11 và tiếp tục tăng trong tháng 12. Nguyên nhân là nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang dần hồi phục làm cho nhà đầu tư tin tưởng hơn vào thị trường Việt Nam. Trên thị trường chứng khoán, khối đầu tư nước ngoài cũng đánh dấu một quá trình mua ròng liên tục kể từ cuối năm 2009 đến nay. Một tham khảo cho thấy, theo thống kê giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tại Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE), hoạt động mua ròng đã được nối dài trong 14 tháng liên tiếp, kể từ tháng 10/2009; và hướng này tiếp tục thể hiện qua hai phiên đầu tháng 12.

Nhận xét FII giai đoạn 2007-2010

Như vậy cho đến cuối năm 2010, nguồn vốn FII đã và đang trở lại, được Ngân hàng Nhà nước đánh giá là một yếu tố thuận lợi góp phần cho việc cân đối cán cân thanh toán, ổn định cung - cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường, bên cạnh các nguồn vốn khác.Theo các nhà đầu tư, lý do để họ hướng về Việt Nam là Chính phủ đã khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của nền kinh tế, tính chuyên nghiệp hoá từng bước của môi trường đầu tư và sự thành công của những nhà đầu tư hiện hữu. Bên cạnh đó, phải kể đến những bước tiến mới trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam bao gồm: việc phát hành thêm trái phiếu chính phủ ra nước ngoài và trái phiếu tư nhân, thành lập Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); quá trình cổ phần hoá đang diễn ra tại Việt Nam bao gồm cả ngân hàng thương mại quốc doanh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống điện và giao thông, cải cách khung pháp lý dành cho các nhà đầu tư nước ngoài.Tuy nhiên, để có thể thu hút thêm nguồn vốn FII tương xứng với tiềm năng của nền kinh tế và thị trường, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là khung pháp lý, cơ chế và sách lược phát triển thị trường chứng khoán.

3.Nợ vay

Theo con số của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, từ năm 1993 đến năm 2006, các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết dành cho Việt Nam trên 33 tỉ USD. Riêng năm 2007, mức cam kết đã lên tới gần 4,5 tỉ USD, tăng trên 700 triệu USD so với năm 2006 và là mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua. Tại Hội nghị CG 2007, các nhà tài trợ đã cam kết mức viện trợ cho Việt Nam là 5,426 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2006. Trong đó, cam kết viện trợ song phương đạt hơn 2,6 tỷ USD, cam kết đa phương đạt hơn 2,55 tỷ USD và cam kết của các tổ chức phi chính phủ quốc tế là 250 triệu USD.

Trong bối cảnh khó khăn chung của toàn thế giới Việt Nam vẫn thu hút được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ các quốc gia khác qua ODA khá cao, theo cam kết năm 2009 thì khoảng 5 tỷ USD sẽ được cung cấp cho Việt Nam. Theo Bộ KH-ĐT thì 06 tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã giải ngân được 1,27 tỷ USD tăng gần 10% so với cùng kỳ năm

2008. Đây là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế của chúng ta trong thời điểm khó khăn.

Bảng: Dòng vốn vay của Việt Nam giai đoạn 2000-2008

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010.docx (Trang 32 - 36)