Dự trữ ngoại hố

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010.docx (Trang 40 - 44)

- Cán cân dịch vụ thâm hụt 1,9 tỷ USD

4.Dự trữ ngoại hố

Dự trữ ngoại hối là lượng ngoại tệ mà Ngân hàng Trương Ương hay các cơ quan hữu trách của quốc gia nắm giữ dưới dạng ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ gia trị của đồng tiền quốc gia. Ngoại hối có thể dự trữ dưới dạng vàng, tiền mặt, số dư của tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ, hối phiếu , trái phiếu,… Dự trữ ngoại hối là một bộ phận của cán cân thanh toán và có ảnh hưởng không nhỏ đến nên kinh tế khi có những biến động không tốt.

Biểu đồ dự trữ ngoại hối Việt Nam 2007-2010

Từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như thách thức để phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế luôn biến động mà có những lúc mình không thể nào lường trước được. Để nền kinh tế bền vững và phát triển bên cạnh những chính sách, kế hoạch mà Nhà Nước ta đặt ra thì nguồn dự trữ cũng không kém phần quan trọng dùng vào những lúc khẩn cấp nhất. Hằng năm, Nhà Nước luôn có những biện pháp để duy trì dự trữ ngoại hối ở một con số phù hợp. Đây cũng là một yếu tố để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Một nước muốn đầu tư vào nước ta cũng xem xét vấn đề này rất thận trọng.

Biểu đồ trên đây cho ta thấy cái nhìn tổng quát về tình hình diễn biến dự trự ngoại hối 2007-2010: Dự trữ ngoại hối từ 2007 đến 2008 có xu hướng tăng và bắt đầu từ đầu năm 2009 có xu hướng giảm đến năm 2010.

Năm 2007, dự trữ ngoại hối Việt Nam khoảng 22 tỷ USD. Năm này chúng ta bắt đầu hội

nhập sau khi gia nhập WTO, thực hiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài rất lớn.

Thể hiện rõ nhất vào năm 2008, tính từ ngày 19/6/2008, lần đầu tiên Ngân hàng nhà nước

Việt Nam công bố dự trữ ngoại hối của Việt Nam là 20,7 tỷ USD. Đến nay, dự trữ ngoại hối Việt Nam đã tăng thêm 1,2 tỷ USD. Mức tăng này cho thấy sự phát triển ổn định, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và đặc biệt là Doanh Nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong lúc này có một việc xảy ra là Hạ viện Mỹ chính thức bác bỏ kế hoạch giải cứu tài chính Mỹ

trị giá 700 tỷ USD không ảnh hưởng đến Việt Nam, nhất là số tiền dự trữ ngoại hối của Việt Nam. Ông Giau đã khẳng định điều đó.

Bên cạnh đó, tỷ giá VND và USD sẽ thay đổi theo hướng VND có giá trị cao hơn sẽ dẫn đến nhiều bất lợi cho các mặt hàng xuất nhập khẩu. Từ giữa năm 2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã 5 lần phá giá tiền đồng và theo giới chuyên gia thì sự tin tưởng vào đồng tiền quốc gia ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu tận dụng tốt cơ hội, chúng ta vẫn có thể có lợi trong việc thu hút đầu tư. Với một nền tài chính lành mạnh và kiểm soát được việc tác động xấu từ thị trường tiền tệ thế giới, chúng ta có thể thu hút được nhiều dòng đầu tư mới từ khu vực và thế giới.

Vào cuối năm 2008 sau một thời gian gia nhập WTO dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là vào khoảng 24 tỷ đô la. Đó là một kết quả khả quan để thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa nếu chúng ta biết tận dụng tốt những cơ hội và phát huy được thế mạnh của nước ta. Như thế ta sẽ tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư.

Sang năm 2009, dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm vào lúc Việt Nam phải đối mặt với

những khó khăn kinh tế như: đồng tiền quốc gia bị mất giá, lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại thâm hụt nghiêm trọng.

Giải thích nguyên nhân sụt giảm của dự trữ ngoại hối, chuyên gia này cho rằng, một phần là do dòng kiều hối và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm, dự đoán sẽ giảm tới 20%, xuống mức 5,8 tỉ USD trong năm 2009. Trong khi đó, các nhà chức trách lại đang tìm kiếm các khoản vay bằng đồng USD từ NH Thế giới (WB), các nền kinh tế khác trong khu vực Châu Á và NH Phát triển Châu Á (ADB) nhằm gia tăng nguồn dự trữ. Hiện tại, VN đã vay 500 triệu USD từ ADB và đang theo đuổi khoản vay 1 tỉ USD từ WB. Bên cạnh lượng kiều hối và nguồn đầu tư từ nước ngoài giảm làm cho dự trữ ngoại hối giảm thì nợ nước ngoài cũng làm cho dự trữ ngoại hối Việt Nam giảm. Mặt khác các ngân hàng phản ánh kiều hối về ít hơn, nhưng quan trọng là người nhận không bán cho ngân hàng theo tỷ giá niêm yết. Họ nhận bằng ngoại tệ, sau đó gửi tiết kiệm ngoại tệ, hoặc mang ra mua bán trên thị trường tự do.

Năm 2010, Lượng dự trữ giảm hơn so với 2009, Dự trữ có tăng nhưng tăng trong sụt

giảm. Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết dự trữ ngoại hối Việt Nam hiện đạt gần 9 tuần nhập khẩu, đến cuối năm sẽ phục hồi về mức tiêu chuẩn quốc tế là 12 tuần nhập khẩu. Đại diện này cho biết thêm, đến cuối tháng 3, dự trữ ngoại hối của Việt Nam tăng khoảng 2 tỷ USD so với quý 4 năm ngoái. Và vào cuối năm ngoái dự trữ ngoại hối Việt Nam vào khoảng 10 tỷ USD. Thông tin này làm lo ngại thêm sự sụt giảm dữ trữ ngoại hối Việt Nam.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÁN CÂN THANH TOÁN VIỆT NAM TỪ 2007 - 2010.docx (Trang 40 - 44)