CÁC KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –VIETINBANK- CHI NHÁNH 1-TPHCM.pdf (Trang 58 - 59)

2. Tín Dụng ChứngTừ HÀNG NHẬP Phát hành

3.2 CÁC KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI KHI THỰC HIỆN THANH TOÁN BẰNG THƯ TÍN DỤNG

THƯ TÍN DỤNG

3.2.1 Khó khăn

Trong thực tiễn thương mại quốc tế, không ít doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước gặp khó khăn khi giao dịch bằng LC, mà nguyên nhân chủ yếu xoay quanh các vấn đề như Thời gian thanh toán trong phương thức LC thường dài hơn các phương thức khác, Quy trình thủ tục thường phức tạp hơn, Dễ sai sót trong quá trình thực hiện thanh toán bằng LC, Chi phí dịch vụ cao hơn, việc thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, không được thanh toán hoặc thậm chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải thanh toán tiền cho họ ngay cả khi doanh nghiệp nhập khẩu khiếu nại hàng hóa thực tế không đúng như hợp đồng, thậm chí hàng hóa không được giao.

Trong doanh nghiệp xuất nhập khẩu không có bộ phận chuyên trách và quy trình giao dịch bằng LC, hoặc có nhưng bộ phận này yếu, thiếu kinh nghiệm và hoạt động không hiệu quả. Quá trình soạn thảo LC, doanh nghiệp xuất khẩu thường mắc phải sai sót khi lập bộ chứng từ như lỗi cẩu thả của nhân viên văn phòng, của văn thư về đánh máy, in ấn và được biết đến là “sai lầm 3C” bao gồm các lỗi như: lỗi

59

SVTH: Nguyễn Phước Tôn Nữ Thùy Trang GVHD: Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn không chính xác (not correct); lỗi không hoàn chỉnh (not complete);lỗi không nhất quán (not consistant).

Doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu ở vị trí địa lý khác nhau và môi trường kinh doanh khác nhau, ngôn ngữ, trình độ cũng khác nhau do đó đã trở thành nguồn gốc tạo ra sự sai biệt của chứng từ.

Một thực tế là từ trước đến nay, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước đa phần tập trung sức lực vào việc xử lý các sai sót xảy ra trong giao dịch bằng LC mà xem nhẹ việc tìm kiếm các biện pháp ngăn ngừa hữu hiệu các sai phạm sẽ xảy ra.

3.2.2 Thuận lợi

Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này, nhất là đối với các mối quan hệ làm ăn lần đầu hoặc chưa hiểu rõ đối tác của mình. Các qui định của LC đều phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.

Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, LC có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền.

+Các lợi ích đối với người xuất khẩu:

- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.

- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì. - Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.

- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là LC trả chậm).

- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu LC để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.

+ Các lợi ích đối với người nhập khẩu

- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền. - Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì

theo qui định trong LC để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).

- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –VIETINBANK- CHI NHÁNH 1-TPHCM.pdf (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)