- Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được tình huống mà ở đó bộc lộ mọi mối quan
b. Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận con người Tây Nguyên trong chiến tranh Cách mạng
trong chiến tranh Cách mạng
- Thương tích mà rừng xà nu phải gánh chịu do đại bác của kẻ thù gợi nghĩ đến
những mất mát, đau thương vô bờ mà đồng bào ta đã trải qua trong thời kỳ cách mạng
miền Nam bị khủng bố ác liệt.
- Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện
sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên, của đồng
bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù. Có những Cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, long vũ, đạn đại bác không
gíêt nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp như rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời.
Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu như một ẩn dụ trên đây trong khi mô tả Cây xà nu, đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa hình tượng thiên nhiên và con người,
tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ hào hùng tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung của nhân dân Tây Nguyên giành tự do.
-Đặc tính “ham ánh sáng” của cây xà nu tượng trưng cho niềm khao khát tự do,
lòng tin vào lý tưởng Cách mạng của người dân Tây Nguyên, của đồng bào miền
Nam. Cây xà nu rất ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh
nắng”. Cũng như Tnú, như dân làng Xôman yêu tự do, khát khao ánh sáng. Bất chấp
sự hủy diệt tàn khốc của bom đạn kẻ thù, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống
mãnh liệt không gì tiêu diệt, tàn phá nổi “Bên cạnh một cây Xà nu mới ngã gục, đã có 4, 5 cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời”,
cũng như các thế hệ làng Xôman, lớp này kế tiếp lớp khác đứng lên, tiếp tục cuộc
chiến đấu
- Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, bạt ngàn của rừng xà nu gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến. Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi thanh xuân tràn đầy nhựa sống như Cây xà nu bị chặt đứt ngay giữa thân mình, thì Dít đã lớn lên, và nhanh chóng đến không ngờ trở thành Bí thư chi bộ, chính trị viên xã đội.
Rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên tiếp bước đàn anh. Chính cụ Mết cũng đã khẳng định được cái sức sống bất tử ấy như một chân lí giản
dị: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố
nó giết hết rừng xà nu này”.