Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Một phần của tài liệu Rui ro tin dung tai NHNTVN chi nhanh Can Tho (2).docx (Trang 30 - 31)

III. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương

1.Khái niệm và mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng:

Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, chính sách quản lý, kinh doanh tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa, hạn chế, và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu nhằm đạt được các mục tiêu an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng, và phát triển bền vững đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Quản trị rủi ro tín dụng gắn liền với quản lý và kinh doanh tín dụng, một trong những hoạt động chủ đạo của các NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng phải hướng vào việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động tín dụng và không ngừng nâng cao chiến lược hoạt động tín dụng ngay cả trong những điều kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng. Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng phải nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của mỗi NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.

2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng:

2.1. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng:

Hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Nhiều ý kiến cho rằng các NHTM cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ

rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.

Nói một cách khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín của chính ngân hàng để có thể thu hút nguồn vốn huy động và dùng năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để sử dụng nguồn vốn huy động được và phát triển các dịch vụ khác với tư cách là người “đứng giữa” các lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng.

2.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vàomức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng: mức độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng:

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên ngân hàng không thể tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng, và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các NHTM tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro. Khi rủi ro quá lớn đến mức các NHTM mất khả năng thanh toán, khi đó sẽ dẫn đến tình trạng phá sản.

2.3. Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của các NHTM:

Trong quản trị NHTM, quản trị rủi ro là một nội dung quan trọng mà các cấp lãnh đạo, quản lý, điều hành phải đặc biệt quan tâm. Vì vậy, những nhà quản trị NHTM cần được trang bị các kiến thức về quản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo đó, nhiều ý kiến khẳng định: “quản trị rủi ro là nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực “sống còn” của một NHTM”.

Một phần của tài liệu Rui ro tin dung tai NHNTVN chi nhanh Can Tho (2).docx (Trang 30 - 31)