Xây dựng các chủ trương,kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu qủa

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng thương mại cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc Doanh (VPBank) (2).DOC (Trang 92 - 96)

II. Một số giải Pháp cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của VPBank trong thờ

5Xây dựng các chủ trương,kế hoạch đầu tư hợp lý để hoạt động đầu tư đi đúng hướng và hiệu qủa

Xây dựng chiến lược kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể:

Ngày nay bất cứ ngân hàng nào cũng có chiến lược kinh doanh cụ thể trong một giai đoạn nhất định. Do dó nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ cũng cần có hoạch định chiến lược rõ ràng kể cả thị trường ngoài nước và trong nước. Sự biến động

của tỷ giá thường không theo một chu kỳ nào nhất định đôi khi dao động chỉ vì một tin đồn hay là lòng tin của dân chúng bị giảm sút về nền kinh tế, về chính phủ. Tuy vậy, sự biến động này cũng có những chu kỳ theo sự phát triển của nền kinh tế khu vực, giai đoạn phát triển, khả năng phục hồi, kỳ vọng hay là thời điểm kết sổ của quốc gia như ngày 31.3 là ngày kết thúc năm tài chính của Nhật, các công ty sẽ chuyển lợi nhuận về nước. Chính vì thế, NH cần có kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn. Tùy theo thời điểm có thể thay đổi phù hợp.

Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt.

Một biện pháp hạn chế rủi ro hữu hiệu là sử dụng hạn mức trong hoạt động KDNT. Hạn mức là công cụ để quản lý rủi ro. Hạn mức do mỗi ngân hàng đặt ra tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Ngân hàng phải xây dựng và duy trì một hạn mức chi tiết và rõ ràng.

Xây dựng mô hình kiểm soát và quản lý hoạt động KDNT hiệu quả.

Hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức trong các ngân hàng. Bổ nhiệm người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm vụ chính là việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, các NH thường không có phòng chuyên trách để quản lý rủi ro. Nhiệm vụ này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các qui định kinh doanh của ngân hàng chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay các NH còn thiếu cơ chế giám sát, vì thế các NH cần xây dựng bộ máy quản lý rủi

ro. Ngoài yếu tố về nhân sự, các NH cần phải xây dựng các qui trình, qui chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro và kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt động nhất là trạng thái mở trong KDNT.

Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra kiểm soát. Thực hiện sáp nhập hoặc mạnh dạn xóa sổ những ngân hàng hoạt động yếu kém.

Công tác thanh tra kiểm tra được tiến hành từ phía NHNN có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó vì những NH hoạt động kém luôn là mối lo không những của các khách hàng gửi tiền mà còn là nguy cơ chung cho cả hệ thống NH do tác động dây chuyền của những biến động có thể xảy ra. Vì vậy, xác định các NH hoạt động kém, có nguy cơ thất bại cao để chuẩn bị các biện pháp xử lý thích hợp là việc rất cần thiết. để chấn chỉnh hoạt động của các NH TMCP nhưng cần phải thực hiện nghiêm túc và tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

Xác định hạn mức hợp lý cho từng khách hàng và thực hiện hoạt động tư vấn cho khách hàng trong họat động KDNT.

Trích lập Quỹ rủi ro.

Ngoài một số phương pháp nhằm hạn chế rủi ro, NH cần trích một phần lợi nhuận để dành làm quỹ rủi ro về KDNT. Cũng giống như, hoạt động tín dụng, hàng năm đều phải trích một phần lợi nhuận để bù đắp và phòng ngừa cho những khoản nợ khó đòi hay tiểm ẩn nguy cơ khó thu hồi nợ. Trong KDNT, rủi ro luôn luôn xuất hiện đồng thời với giao dịch mở nghĩa là trạng thái ngoại tệ không cần bằng. Trích lập quĩ rủi ro có thể là 10% -20% lợi nhuận của năm đó về KDNT

Kết Luận:

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tất yếu và bắt buộc đối với Việt Nam trên đường phát triển. Chúng ta đang tham gia vào các tổ chức, Hiệp hội kinh tế trên thế giới như là ASEM, ASEAN, APEC , Hiệp định thương mại Việt –Mỹ và nhất là WTO. Hội nhập sẽ mở ra cho chúng ta không ít cơ hội nhưng cũng đầy cam go và thách thức. Ngành ngân hàng nói chung và VPBank nói riêng cũng không thoát khỏi xu thế đó . Mặc dù đã có những thành công nhất định , Nhưng nhìn chung những yếu tố mang tính nền tảng của cạnh tranh vẫn còn một số hạn chế nhất định.

Trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh được coi là sự tất yếu sống còn của mỗi tổ chức, để có thể cạnh tranh tốt ở thị trường trong nước.Tạo cơ sở vươn ra thị trường nước ngoài VPBank còn phải nỗ lực trong việc củng cố, nâng cao năng lực tài chính, nâng cao trinh độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu trên thị trường trong nước và hướng ra quốc tế.

Với sự giới hạn về nhiều mặt, Nên đề tài chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự giúp đỡ của cô để đề tài hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn Ths : Phan Thu hiền.

Tài liệu Tham Khảo

1. Ths Nguyền trọng Tài (2008) “Cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại – Nhìn từ góc độ lý luận thực tiễn” tạp trí ngân hàng . tr 18-28

2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xu thế hội nhập – Phạm tấn miến

3. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia – NXB giao thông vận tải 2003.

4. Báo cáo thường niên của Ngân Hàng nhà nước 5. Báo cáo thường niên của ngân Hàng VPbank. 6. Tạp chí kế toán.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng thương mại cổ phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc Doanh (VPBank) (2).DOC (Trang 92 - 96)