Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông CN Gia Định 1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu nang cao hieu qua tin dung ngan han.doc (Trang 37 - 40)

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH GIA ĐỊNH

3.3Thực trạng cho vay ngắn hạn tại Ngân Hàng Phương Đông CN Gia Định 1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

3.3.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Để hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng được ổn định bền vững và phát triển lâu dài thì trước hết ngân hàng đó phải có nguồn vốn tương đối lớn. Vốn của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn gốc như: vốn huy động, vốn của Hội sở, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác… trong đó vốn tự huy động đóng vai trò quan trọng nhất.

Trong những năm vừa qua thì Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định luôn không ngừng gia tăng nguồn vốn huy động của mình để đáp ứng nhu cầu hoạt động ngày càng lớn mạnh hơn. Cụ thể nguồn vốn huy động cuả chi nhánh từ năm 2007 – 2009 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt

đối đối(%)Tương Tuyệt đối đối(%)Tương Tổng nguồn

vốn huy động

258,682 300,910 402,625 42,228 16.32 101,715 33.80

Đơn vị tính: Triệu đồng 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 258,682 300,910 402,625 2007 2008 2009

Biểu đồ 3.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Gia Định

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh Gia Định tăng mạnh qua các năm. Năm 2008 huy động được hơn 300 tỷ đồng, tăng hơn 42 tỷ đồng ( tăng 16.32%) so với năm 2007. Năm 2009 huy động được gần 403 tỷ đồng, tăng gần 102 tỷ đồng (tăng 33.80%) so với năm 2008.

Năm 2007 được đánh giá là nền kinh tế tăng trưởng ổn định nên dẫn đến hoạt động của Ngân hàng được hiệu quả hơn, đạt mức tăng trưởng cao,khối lượng huy động vốn lớn. Trong năm chi nhánh đã huy động được một khối lượng tiền lớn là hơn 258 tỷ đồng của các tổ chức kinh tế và dân cư.

Năm 2008 do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngân hàng nói riêng. Trước tình hình đó thì Ngân hàng Phương Đông chi nhánh Gia Định cũng đã có nhiều chính sách để tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là tăng lãi suất huy động (tăng lên đến 18%/năm), với chính sách như vậy làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng lên đáng kể (hơn 300 tỷ đồng)

Cùng với lãi suất huy động tăng cao, kéo dài đến năm 2009 và sự phục hồi của nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn của Ngân hàng, lượng vốn huy động trong năm lên đến gần 403 tỷ đồng.

Như vậy đã có ưu điểm lớn giúp Ngân hàng bình ổn trong hoạt động kinh doanh ngày được phát triển.

Nguồn huy động vốn tại chi nhánh chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tiền gửi tiết

kiệm 194,145 75.01 270,236 89.80 378,303 93.96

Tiền gửi thanh toán

64,359 24.88 30,558 10.16 23,837 5.94

Tiền gửi khác 178 0.11 116 0.04 415 0.10

Tổng cộng 258,682 100 300,910 100 402,625 100

Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh qua các năm

Đơn vị tính: Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000

tiền gửi tiết kiệm 194,145 270,236 378,303 tiền gửi thanh toán 64,359 30,558 23,837 tiền gửi khác 278 116 415

2007 2008 2009 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh

Qua bảng số liệu và biều đồ ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn qua các năm: năm 2007 hơn 194 tỷ đồng (75%), năm 2008 hơn 270 tỷ đồng (89.9%), năm 2009 hơn 378 tỷ đồng (93.96%). Điều này cho thấy được Ngân hàng đã có nhiều chính sách và chương trinh khuyến mãi với lãi suất cao, khả năng an toàn lớn… nên thu hút được nhiều tiền gửi từ các tổ chức, cá nhân trong khu vực. Bên cạnh đó thì tiền gửi từ các tổ chức tín dụng khác cũng tăng nhưng không đáng kể. Còn tiền gửi thanh toán thì giảm.

Một phần của tài liệu nang cao hieu qua tin dung ngan han.doc (Trang 37 - 40)