Vốn tự có/Tổng tài sản(%)

Một phần của tài liệu Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (2).doc (Trang 34 - 47)

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Agr iban k Vie tcom bank BID V Vie tinba nk AC B Sac om bank Exi mba nk Tech com bank VIB Ngân hàng % Vốn tự có/Tổng tài sản (%) Dec-06 Vốn tự có/Tổng tài sản (%) Dec-07 Hình 4 Vốn tự có/ nợ phải trả(%) 0 5 10 15 20 25 Agr iban k Vie tcom bank BIDV Vie tinba nk ACB Sac om bank Exi mba nk Tech com bank VIB Ngân Hàng % Vốn tự có/Nợ phải trả(%) Dec-06 Vốn tự có/Nợ phải trả(%) Dec-07 Hình 5

Qua hai biểu đồ trên ta thấy tỷ trọng vốn tự có/ tổng tài sản và vốn tự có /nợ

tỷ lệ này là khá thấp chưa đạt đến 5%, và ngân hàng Eximbank có tỷ lệ khá cao(vốn tự

có/tổng tài sản 2007 là trên 18%;vốn tự có/ nợ phải trả 2007 khoảng 23%).

Năm 2008

Từ giữa tháng 2/2008 đến nay, do diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động ngân hàng có nhiều khó khăn hơn trước, lạm phát tăng cao, thanh khoản của nhiều NHTM bị ảnh hưởng, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tăng gấp khoảng 2 lần so với trước đó, giá cổ phiếu giảm mạnh, thị trường chứng khoán điều chỉnh sâu và kéo dài, nên nhiều NHTMCP gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên vẫn có nhiều ngân hàng do lịch sử phát triển, có thương hiệu, năng lực quản trị điều hành tốt, chiến lược kinh doanh rõ ràng và phù hợp, biết tận dụng các điều kiện thuận lợi đã đạt mức vốn gấp 3 – 5 lần vốn quy định cho năm 2008 và công bố kế hoạch sẽ đạt mức vốn cũng gấp 3-4 lần quy định cho năm 2010.

Đứng trước thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam đang bội thực nguồn cung, là một định chế tài chính chuyên nghiệp, các ngân hàng chắc chắn không thể không lường trước được những khó khăn và rủi ro có thể gặp khi quyết định tăng vốn trong giai đoạn này. Thế nhưng, chúng ta có thể thấy, hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay tăng trưởng rất nhanh về số lượng, song các ngân hàng có vốn điều lệ trên 2.000 chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn. Trong khi đó vốn điều lệ là một trong những yếu tố rất quan trọng cho thấy sức mạnh về vốn của một ngân hàng. Hội nhập và cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tất yếu dẫn tới nhu cầu tăng vốn điều lệ bên cạnh các biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó việc Ngân hàng Nhà nước quy định mức

vốn pháp định của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần ở mức 1.000 tỷ đồng và sắp tới sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng cũng khiến cho các Ngân hàng Thương mại phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch tăng dần mức vốn điều lệ một cách hợp lý.

Mới đây NHTM cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã tăng vốn điều lệ từ 2.524 tỷ đồng lên 3.165 tỷ đồng. Đây là đợt tăng vốn lần thứ 2 của Techcombank trong năm 2008. Việc tăng vốn đợt 2 này là kết quả của việc phát hành thêm 5% cổ phần bán cho cổ đông chiến lược Tập đoàn ngân hàng HSBC, tương đương 20.895.550 cổ phần, đã nâng tỷ tỷ lệ sở hữu vốn cổ phần của đối tác này lên 20%. Tính đến hết tháng 8/2008, Techcombank đạt tổng tài sản hơn 53.000 tỷ đồng. Hay cũng gần đây là kế hoạch tăng vốn từ 2.800 tỷ đồng lên 7.400 tỷ đồng của Eximbank trình Đại hội cổ đông thông qua.

Trước đó, NHTM cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) cũng đã hoàn thành đợt tăng vốn điều lệ từ 4.449 tỷ đồng lên 5.116 tỷ đồng, bằng việc chia cổ tức năm 2007 bằng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 15%. Số cổ phiếu tăng thêm này đã được đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 8/2008. Tuy nhiên tính đến thời điểm này, quy mô vốn điều lệ lớn nhất có lẽ thuộc về NHTM cổ phần Á châu (ACB). Giữa tháng 9/2008, ACB đã thông báo

chốt danh sách để tăng vốn điều lệ từ 2.630 tỷ đồng lên 5.805 tỷ đồng bằng việc chia cổ tức năm 2007 cho cổ đông với tỷ lệ 55%. Tiếp đó, từ ngày 17/9/2008, ACB cũng chính thức chuyển đổi số trái phiếu được phát hành ngày 16/10/2006 thời hạn 5 năm sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu với tỷ lệ 1:100, tức là 1 trái phiếu mệnh giá 1 triệu đồng được chuyển đổi thành 100 cổ phiếu phổ thông mệnh giá 10.000 đồng. Số lượng trái phiếu chuyển đổi đợt này là 550.023 trái phiếu thành 55 triệu cổ phiếu, tương đương 550,023 tỷ đồng. Theo đó vốn điều lệ của ACB sẽ tăng tiếp từ 5.805 tỷ đồng lên 6.355 tỷ đồng.

Từ nay đến ngày 31/12/2008 còn không xa nữa, trong khi một số NHTM cổ phần đã dễ dàng vượt mức vốn quy định cho năm 2010, nhưng không ít NHTM cổ phần mới đạt khoảng 50% mức vốn pháp định quy định vào năm 2008.

Một số NHTM cổ phần quy mô nhỏ, NHTM cổ phần mới ra khỏi tình hình khó khăn cách đây không lâu và NHTM cổ phần mới chuyển từ mô hình NHTM cổ phần nông thôn lên NHTM cổ phần đô thị cho đến giữa tháng 9/2008, số vốn công bố vẫn còn thấp hơn quy định.

NHTM cổ phần Đại Á có nguồn thặng dư vốn là 130 tỷ đồng, đang làm thủ tục phát hành chia cho cổ đông hiện hữu, cùng với kênh phát hành khác, vốn của ngân hàng này sẽ sớm đạt được 1.000 tỷ đồng trong thời gian ngắn. NHTM cổ phần Kiên Long có 2 cổ đông chiến lược trong nước là ACB và Saigon Tourist, cùng với các cổ đông khác đang làm thủ tục tăng vốn với dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 11/2008.

Các NHTM cổ phần khác, như: Gia Định, Thái Bình Dương, Đệ Nhất,... cũng đã có kế hoặch cụ thể về phát hành cổ phiếu cho các cổ đông để hoàn thành mức vốn 1.000 tỷ đồng trước 31/12/2008.

Xét chi tiết kế hoạch tăng vốn điều lệ của một số ngân hàng thương mại, có thể nhận thấy rằng các ngân hàng đều tăng vốn có lộ trình nhất định và sử dụng cả hai phương thức tăng vốn là phát hành thêm cổ phiếu kết hợp với việc sử dụng nguồn thặng dư phát hành cổ phần của năm trước, giảm khối lượng cung hàng ra thị trường trong thời điểm này. Điển hình như Eximbank, với kế hoạch tăng vốn rất lớn: từ 2.800 tỷ lên 7.400 tỷ đồng, nhưng lộ trình được chia thành 2 giai đoạn : giai đoạn đầu tăng lên 4.425 tỷ đồng trong đó 386.7 tỷ đồng chia cổ tức bằng cổ phiếu, 1.106 tỷ đồng nhận vốn góp từ Tập đoàn Sumitomo và các quỹ đầu tư nước ngoài khác; giai đoạn sau dự tính là tháng 11/2008 sẽ tăng thêm 2.975 tỷ đồng lấy từ nguồn vốn thặng dư.

Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế, tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất cả nước tính đến đầu năm 2008, nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố đạt gần 28.230 tỷ đồng, tăng hơn 90% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vốn điều lệ của các ngân hàng chiếm trên 23.000 tỷ đồng, tăng gần 77% so với năm trước.

Về tỷ lệ an toàn vốn, trước năm 2006, hệ số an toàn vốn của các NHTM nhà nước đều không đạt mức yêu cầu 8%, tuy nhiên đến nay đều đã đạt trên mức quy định. Đối với các NHTM cổ phần, hệ thống an toàn vốn đều vượt tỷ lệ quy định, thậm chí có nhiều ngân hàng có hệ thống an toàn vốn lên đến trên 20%. Ngoài việc tăng quy mô vốn, nhiều ngân hàng còn đẩy mạnh việc thực hiện cơ cấu lại tài chính như tăng vốn tự có, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động. Việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro cùng với việc tăng vốn chủ sở hữu đã giúp các NHTM giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước, chất lượng tài sản được cải thiện đáng kể. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu / tổng dư nợ của khối NHTM cổ phần dưới 1%, của các NHTM nhà nước dưới 5%.

Như vậy trong những năm gần đây, cùng với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, các NHTM Việt Nam đang cố gắng tăng nguồn vốn tự có để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường song đến nay hệ thống ngân hàng vẫn được đánh giá là đang ở giai đoạn đầu, năng lực tài chính của nhiều NHTM Việt Nam còn yếu, nợ quá hạn cao và nhiều rủi ro. Nhóm 5 NHTM quốc doanh hiện chiếm thị phần lớn trong hệ thống ngân hàng với khoảng gần 70% tổng nguồn vốn huy động và thị phần tín dụng, nhưng tổng số vốn tự có chỉ khoảng 2,5 tỷ USD (tương đương với một ngân hàng nhỏ trong khu vực). Với tỷ lệ vốn tự có thấp, rõ ràng khả năng cạnh tranh của các NHTM quốc doanh - vốn được coi là xương sống của hệ thống NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi hội nhập theo lộ trình đã cam kết.

Hơn nữa, theo cam kết khi gia nhập WTO, về hình thức hiện diện của các tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam, kể từ ngày 1.4.2007, ngoài các hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh, ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng nước ngoài sẽ được phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Việc tham gia thị trường của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài có thể làm thay đổi bức tranh về thị phần hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới, bởi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như các NHTM Việt Nam. Điều này có nghĩa là, ngân hàng 100% vốn nước ngoài có điều kiện để phát triển cả dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tài chính, tham gia vào quá trình mua/bán, sáp nhập ngân hàng. Hiện tại, hình thức ngân hàng 100% vốn nước ngoài có 2 ngân hàng đã được chấp thuận thành lập về mặt nguyên tắc và đang chờ giấy phép hoạt động là HSBC và Standard Chartered Bank. Đây thực sự sẽ là những nhân tố mới trên thị trường ngân hàng tài chính Việt Nam, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh gay gắt với các NHTM trong nước.

Về việc góp vốn dưới hình thức mua cổ phần, tổng số cổ phần được phép nắm giữ bởi các thể nhân nước ngoài tại mỗi NHTM cổ phần của Việt Nam hiện tại không được vượt quá 30% vốn điều lệ của ngân hàng (trừ khi có những quy định khác của cơ quan có thẩm quyền). Trên thực tế, các ngân hàng nước ngoài đã mua cổ phần tại một số NHTM cổ phần Việt Nam và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Như vậy, các ngân hàng nước ngoài có thể lựa chọn các cách thức tiếp cận thị trường khác nhau, qua đó tạo sức ép cạnh tranh với các NHTM Việt

Nam tuỳ theo loại hình hoạt động. Có thể thấy rằng, sức ép cạnh tranh lên hệ thống NHTM Việt Nam là rất lớn. Nhất là khi các ngân hàng nước ngoài với sức mạnh tài chính, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm hoạt động trên thế giới đang tích cực chuẩn bị cho cuộc đua giành thị phần tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ưu thế của các ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài là có được mạng lưới chi nhánh rộng khắp các tỉnh/thành phố trong cả nước, có được mối quan hệ truyền thống với khách hàng qua nhiều năm và sự hiểu biết một cách cụ thể khả năng, yêu cầu của khách hàng và những vấn đề văn hoá, phong tục mà các ngân hàng nước ngoài chưa thể có được trong quan hệ với khách hàng bản địa. Ngoài ra, hiện nay các NHTM Việt Nam đang tích cực triển khai đề án tái cơ cấu lại và cổ phần hoá 5 NHTM nhà nước. Nếu thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu và cổ phần hoá này thì năng lực cạnh tranh của các NHTM trong nước sẽ được tăng lên đáng kể.

2.2.Tình hình vốn huy động của NHTM Việt Nam trong những năm gần đây

Nhìn chung, vốn huy động của NHTM Việt Nam trong một số năm gần đây có xu hướng tăng mạnh cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm. Tuy nhiên trong từng thời kì tốc độ tăng trưởng vốn huy động lại khác nhau, phụ thuộc nhiều vào nguồn lực cũng như tình hình thực tế của thị trường Việt Nam.

*Xét trong 5 năm từ năm 2000-2005 tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc đạt tốc độ tăng khoảng 20% - 25%/năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm trước, năm 2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng 24,94%, năm 2004 tăng 30,39%, năm 2005 tăng 18% và 6 tháng đầu năm 2006 tăng hơn 12%.

*Tính đến hết tháng 8/2006, ở cả hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và Tp.HCM, vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng đều tăng cao so với cùng kỳ nhiều năm và có tốc độ tăng trước sự ngỡ ngàng của chính giới kinh doanh tiền tệ.

Tại Tp.HCM, đến hết tháng 8, tổng số dư vốn huy động của hệ thống ngân

hàng thương mại và tổ chức tín dụng đạt 238.916 tỷ đồng, tăng 26,5%.

Tại Hà Nội, cũng tính đến hết tháng 8, các ngân hàng thương mại và tổ chức

tín dụng trên địa bàn có số dư vốn huy động đạt 214.224 tỷ đồng, tăng gần 22,3% so với thời điểm 31/12/2005.

Tại nhiều tỉnh và thành phố khác trong 8 tháng năm 2006 cũng diễn ra tình

trạng tương tự, vốn huy động của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng tăng trưởng nhanh và vượt xa dự đoán từ đầu năm 2006.

* Năm 2007 : phân tích các dòng vốn chu chuyển qua hệ thống ngân hàng cả năm cho thấy, tốc độ tăng trưởng của các dòng vốn này đạt mức cao nhất từ trước tới nay và vượt xa dự báo từ đầu năm của các nhà quản lý và quản trị ngân hàng.

Đây là những diễn biến tích cực và rất đáng mừng của nền kinh tế - dấu hiệu nền kinh tế tiếp tục trong xu hướng đi lên ở thời điểm hiện tại cũng như trung và dài hạn. Đồng thời, cũng cho thấy hiệu quả đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng trong cả nước sau hơn 1 năm gia nhập WTO. Vốn huy động trong xã hội có tốc độ tăng trưởng rất lớn. Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trong cả nước tính đến hết 31/12/2007 tăng tới 36,5%, một số ước gấp hơn 3,5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đây là tốc độ tăng trưởng lớn nhất từ gần 20 năm đổi mới hoạt động ngân hàng cho đến nay.

Tốc độ tăng trưởng đó cũng cho thấy tiềm lực về vốn trong dân, trong xã hội rất lớn, hoạt động NH đổi mới mạnh mẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho người gửi tiền, dịch vụ phát triển đa dạng. Đồng thời cũng cho thấy, người dân ngày càng có thói quen gửi tiền vào NH vừa hưởng lãi, vừa an toàn.

Tại TP.HCM, trung tâm kinh tế, tài chính - tiền tệ lớn nhất và sôi động nhất cả

nước, đến hết tháng 12/2007, tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 442.530 tỷ đồng, tăng 55% so với cuối năm 2006. Đây cũng là mức tăng lớn nhất từ trước tới nay. Trong đó, vốn huy động bằng nội tệ đạt 327.792 tỷ đồng, vốn

Một phần của tài liệu Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của Ngân hàng thương mại (2).doc (Trang 34 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w