NHTM VIỆT NAM
Có thể nhận thấy rằng, để hội nhập thành công thì cải cách hệ thống ngân hàng là vấn đề then chốt. Chỉ có đổi mới toàn diện theo các chuẩn mực hoạt động của ngân hàng quốc tế mới đảm bảo hệ thống các ngân hàng Việt Nam cạnh tranh thành công với các ngân hàng nước ngoài. Việt Nam cần phải xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, khả năng cạnh tranh cao, hoạt động có hiệu quả và an toàn để huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội, mở rộng đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.Trong đó, vấn đề tăng trưởng nguồn vốn ổn định, bền vững là yêu cầu bức thiết đối với các NHTM Việt Nam trong hiện tại và cả lâu dài. Bởi lẽ, dù sự điều hòa vốn rất nhanh nhạy, hiệu quả trong hệ thống NHTM, nhưng hiện tốc độ tăng trưởng nguồn vốn chưa tương ứng với mức tăng trưởng dư nợ cho vay đã tạo nên áp lực đối với các NHTM Việt Nam. Hơn thế nữa theo dự đoán của các nhà chức trách trong thời gian sắp tới, hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn phải tiếp tục vượt qua nhiều thách thức, khó khăn. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kinh tế suy giảm, khó khăn tác động còn lớn hơn. Do đó, các NHTM Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một lộ trình tăng vốn hợp lý để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh với nhau.
Dưới đây là một số giải pháp tăng trưởng nguồn vốn cho các ngân hàng thư- ơng mại Việt Nam :
3.1. Thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn trong đó lấy chính sách khách hàng làm trọng tâm. khách hàng làm trọng tâm.
Để tăng trưởng nguồn vốn, đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp huy động vốn như: đa dạng hóa sản phẩm, lãi suất huy động; cung cấp sản phẩm trọn gói; tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng v.v. Tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, ngân hàng bị khống chế mức trần lãi suất, chi phí khuyến mại áp dụng trong huy động vốn phải tính đủ trong lãi suất, ngân hàng nào cũng có khuyến mại, nên chính sách lãi suất, khuyến mãi không còn là lợi thế cạnh tranh để thu hút khách hàng.
Hơn nữa trong ngắn hạn, việc đưa ra một sản phẩm huy động vốn mới còn phải chịu độ trễ nhất định về thời gian. Nhưng nếu không huy động đủ vốn sẽ làm giảm khả năng mở rộng tín dụng và quan trọng hơn là khả năng cân đối nguồn vốn kinh doanh. Do đó, việc thực hiện tốt chính sách khách hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu.
Chiến lược khách hàng được xem như là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện những hoạt động nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng trên cơ
sở thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, mục tiêu duy trì phối hợp giữa khả năng của ngân hàng với điều kiện thị trường. Thực hiện tốt chính sách khách hàng không chỉ giữ chân và thu hút khách hàng mà còn tạo ưu thế cho ngân hàng trong cạnh tranh khi có được sự trung thành của khách hàng. Chính sách khách hàng cần phải vượt lên trên tập quán kiểu bán hàng là xong mà còn phải biết lắng nghe và chiếm lĩnh trái tim người tiêu dùng, để xây dựng mối quan hệ gắn bó có chiều sâu giữa ngân hàng và khách hàng. “Nghe” là để biết khách hàng cần gì và thái độ như thế nào để rút ngắn khoảng cách giữa nhu cầu và sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Và bằng chính chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và một thái độ phục vụ tốt, sẵn sàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu, ngân hàng sẽ nhận được sự ủng hộ và lòng trung thành của khách hàng.
Để thực hiện chiến lược khách hàng thành công, trước hết, phải phân nhóm để xác định rõ đối tượng khách hàng và có giải pháp phù hợp.
* Đối với khách hàng là doanh nghiệp (DN): ngoài số dư tiền gửi lớn, lãi suất phải
trả thường thấp hơn các hình thức huy động khác, ngân hàng còn có thể tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, trong thời gian qua, ưu thế lãi suất thấp, lượng vốn lớn của DN trong cơ cấu nguồn vốn ngân hàng không còn phổ biến. Khi đa số DN chia nhỏ số dư tiền gửi ở nhiều ngân hàng, đề nghị được hưởng mức lãi suất như các hình thức huy động khác, thậm chí một số DN yêu cầu ngân hàng để được hưởng lãi suất cao hơn khi có số dư lớn. Chưa kể việc hàng loạt các tập đoàn kinh tế lớn, các tổng công ty cũng thành lập ngân hàng cổ phần và chuyển phần tiển gửi trước đây tại các NHTM về ngân hàng mình. Nên dù phải tiếp tục thực hiện tốt chính sách khách hàng đối với DN như chính sách về lãi suất, một số loại phí v.v cũng cần thấy rằng nguồn tiền gửi từ DN sẽ khó duy trì ở số dư lớn, lãi suất thấp và kỳ hạn dài. Điều này thể hiện rõ khi có sự dịch chuyển nguồn vốn DN từ ngân hàng này sang ngân hàng khác trong thời gian qua nếu có sự khác nhau về mức lãi suất, một số chính sách khách hàng khác hay có một NHTM cổ phần ra đời từ một tập đoàn, tổng công ty.
* Đối với nguồn tiền gửi từ dân cư: khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng lên, người dân có điều kiện tích lũy nhiều hơn nên ngân hàng cần đưa ra các sản phẩm phù hợp nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi này.
Thứ hai: duy trì mối quan hệ lâu bền với khách hàng. Điều này sẽ giúp ngân
hàng rất nhiều. Vừa tiết kiệm chi phí thẩm định khi khách hàng có nhu cầu vay căn cứ vào số dư tài khoản tiền gửi; vừa nâng cao khả năng thu hút khách hàng mới thông qua mối quan hệ hay “lời giới thiệu” từ chính khách hàng của mình. Hơn nữa, do là khách hàng truyền thống của ngân hàng nên việc đàm phán về lãi suất, chính sách phí v.v sẽ dễ dàng hơn khi có sự thay đổi hoặc trong cạnh tranh.
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu đầu tư ngày càng tăng, cùng với sự cạnh tranh từ các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, vàng …đã tác động không tốt đến nguồn vốn huy động của các MHTM. Để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải khai thác và quản trị tốt nguồn vốn. Trong các giải pháp huy động vốn ngoài lãi suất, việc thực hiện tốt
chính sách khách hàng kết hợp với mở rộng mạng lưới hoạt động; triển khai các đại lý chứng khoán, bảo hiểm nhằm thu hút nguồn tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch; Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền nhằm phát huy tối đa uy tín của một NHTM lớn v.v sẽ là giải pháp hữu hiệu, nhất là trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng trong huy động vốn như hiện nay
3.2. Tăng cường bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và vốn khả dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam, tăng cường xử lý nợ quá hạn. hàng thương mại Việt Nam, tăng cường xử lý nợ quá hạn.
Tăng cường bổ sung thêm vốn chủ sở hữu và vốn khả dụng cho các NHTM quốc doanh để mở rộng tín dụng, tạo điều kiện cơ cấu lại sở hữu vốn của các NHTM cổ phần để tăng vốn điều lệ. Giải pháp này giúp trực tiếp tăng khả năng tài chính cho các ngân hàng gặp khó khăn.
Để thực hiện điều đó, các NHTM cần phối kết hợp các biện pháp tăng vốn (phát hành cổ phiếu, trái phiếu..) một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình của mỗi ngân hàng trong từng giai đoạn nhằm phát huy tối đa ưu điểm của các biện pháp này và hạn chế các nhược điểm của từng biện pháp. Ngoài ra, việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại trong nước (tối đa 30%) cũng góp phần tăng nhanh vốn điều lệ của các NHTMCP VN.
Sau mỗi lần tăng vốn cần sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn bổ sung, kết hợp với việc cải cách ngân hàng theo hướng nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, mở rộng quy mô và năng lực cạnh tranh cho ngân hàng...làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng dẫn đến tăng thêm vốn từ lợi nhuận giữ lại.
Tuy nhiên, Ngân hàng thương mại cổ phần cũng giống như các chủ thế phát hành khác, việc nâng vốn điều lệ phải được kiểm soát chặt chẽ, thậm chí còn chặt chẽ hơn những doanh nghiệp khác vì vai trò và ảnh hưởng to lớn của chủ thể này trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt đối với nguồn vốn nước ngoài trong NHTM Việt Nam cần có những biện pháp theo dõi cụ thể, rõ ràng để tránh tình trạng xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, Ngân hàng muốn tăng vốn, phải giải trình được cụ thể về nhu cầu sử dụng vốn, nhu cầu mở rộng cho vay, nhu cầu mở rộng phạm vi kinh doanh, nhu cầu mở rộng địa bàn kinh doanh…
Cần tăng cường xử lý nợ quá hạn của các NHTM để giải toả ngay nguồn vốn ngay trong bản thân ngân hàng. Phân loại nợ quá hạn của các NHTM, nếu do cơ chế để lại thì không để các NHTM phải gánh chịu, mà chuyển sang Bộ Tài chính. Nếu nợ quá hạn do bản thân NHTM gây ra thì đương nhiên ngân hàng phải chịu, song cần phải có sự hỗ trợ của các ngành ban để có thể thúc đẩy quá trình phát lại tài sản thế chấp để thu hồi nợ, mua bán nợ giữa các ngân hàng… Cần nghiên cứu sớm thành lập các công ty mua bán nợ để giải quyết các khoản nợ quá hạn cho NHTM
3.3. Không ngừng hoàn thiện các tiện ích về công nghệ ngân hàng để phục vụ người gửi tiền một cách tốt nhất trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại người gửi tiền một cách tốt nhất trên cơ sở đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tại ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng các dịch vụ mới.
Hiện nay Ngân hàng thương maị Việt Nam nên tiếp tục duy trì, hoàn thiện và mở rộng các ứng dụng tin học như kế toán giao dịch, thanh toán quốc tế, thông tin quản lý để phục vụ hiệu quả hơn cho hoạt động kinh doanh. Từng bước nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ mới, các dịch vụ ngân hàng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Mặt khác với các dịch vụ mới đưa vào áp dụng như thẻ thanh toán, thẻ rút tiền tự động cần hoàn thiện hơn nữa chất lượng và khả năng quản lý các dịch vụ đó. Giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn trong việc rút tiền ở các máy rút tiền tự động, sai lệch trong công nghệ chuyển tiền và thanh toán tìên như hiện nay. Từ đó tạo tâm lý an toàn cho người gửi tiền, góp phần nâng cao năng lực vốn cho các NHTM.
3.4. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ nhân viên ngân hàng.
Để tăng truởng nguồn vốn có hiệu quả, một giải pháp không kém phần quan trọng đó là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đảm bảo thực hiện tốt các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ chuyên trách làm công tác pháp luật quốc tế, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới. Nếu làm được những điều đó, hệ thống NHTM Việt Nam sẽ vận hành một cách trơn tru hơn, nâng cao uy tín trong xã hội.
3.5. Hoàn thiện khung Pháp lý để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Đồng
thời cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn của NHNN với các TCTD khác để hệ thống ngân hàng hoạt động được trong sạch và lành mạnh hơn, đúng như những gì mà Đảng và Nhà nước đã kỳ vọng trong thời gian qua.
3.6. Tăng cường hợp tác quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài
chính quốc tế để đổi mới và nâng cao năng lực vốn cũng như chất lượng hoạt động, năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
LỜI KẾT
Những vấn đề liên quan đến quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam là một phạm trù rất rộng, ngân hàng có thể dùng nhiều biện pháp tùy theo điều kiện có thể thực hiện được. Tuy nhiên, mỗi ngân hàng là một tế bào của nền kinh tế – tài chính, do đó nó sẽ không thể tránh khỏi sự chi phối bởi môi trường xung quanh, cũng như sự chi phối của chính hiện trạng nền kinh tế đó. Một nền kinh tế phát triển, khoẻ mạnh, thì hệ thống ngân hàng cũng sẽ có những bước tiến mới để phù hợp với sự đi lên đó, thực sự là chỗ dựa vững chắc cho nền kinh tế. Còn ngược lại, không thể nào có được một hệ thống ngân hàng tiên tiến, vững mạnh khi nền kinh tế yếu kém, chậm phát triển, do đó hệ thống tài chính – tiền tệ sẽ không đáp ứng được cho nhu cầu của nền kinh tế, dẫn đến những kết quả tiêu cực trong tương lai.
Do việc nghiên cứu về hệ thống ngân hàng thương mại là rất sâu rộng và phức tap, hơn nữa với giới hạn trong khuôn khổ một đề án và giới hạn trong kiến thức của em; nên em chỉ đề cập được tới một số vấn đề chính yếu của vấn đề này. Nếu có thể ở một số đề án sau em sẽ tiếp tục nghiên cứu. Em rất mong được các thầy cô góp ý phê bình để những bài viết sau đạt chất lượng tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn.