Kết quả khảo sát và nhận xét

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá về hoạt động xây dựng thương hiệu tại ngân hàng TMCP Á Châu.doc (Trang 46 - 51)

II/ Thương hiệu NHTMC PÁ Châu

3)Kết quả khảo sát và nhận xét

Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng thương hiệu tại ngân hàng ( câu khảo sát 4):

TIÊU CHÍ TỈ LỆ

Chất lượng các dịch vụ ngân hàng

55,9% Chất lượng đội ngũ nhân viên 35,5%

Logo ngân hàng 4,2%

Yếu tố khác 1,6%

Nhận xét:

Qua việc khảo sát khách hàng ta nhận thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng thương hiệu của ngân hàng đã đuợc thống kê như trên.Trong đó chất lượng dịch vụ ngân hàng chiếm tỉ lệ cao nhất (55,9%), tiếp theo là chất lượng đội ngũ nhân viên( 35,5%). Điều này cho chúng ta thấy các ngân hàng muốn xây dựng thương hiệu và nâng cao hình ảnh thương hiệu trong tâm trí, ký ức của khách hàng thì trước mắt phải nâng cao chất lượng các dịch vụ của mình.Niềm tin của khách hàng vào ngân hàng chính là chất lượng dịch vụ mà ngân hàng mang lại.Ngân hàng cần cải tiến, nâng cao dịch vụ của mình sao cho khách hàng sử dụng một lần thì nhớ mãi và trung thành với ngân hàng không quan tâm đế một ngân hàng khác.nắt bắt được điều đó các ngân hàng hiện nay đang ra sức nâng cao chất lượng dịch vụ của mình để có thể để lại ấn tượng trong khách

hàng.Ngân hàng ACB cũng không ngoại, ngân hàng ACB đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình thông qua các hình thức như: nâng cao chất lượng thẻ,chất lượng dịch vụ cho vay.

Sau đây là bảng khảo sát của nhóm chúng tôi về vấn đề này:

Nhận xét của khách hàng về ngân hàng ACB trong việc xây dựng thương hiệu của mình( câu khảo sát số 6):

§ Ngân hàng bán lẽ có chất lượng dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam: 75% § Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình: 15%

§ Các ý kiến khác : 10%

Điều này cho chúng ta thấy ACB đã chiếm được cảm tình của đông đảo khách hàng thông qua sự đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà ACB đã mang đến cho khách hàng.Ngoài ra, ngân hàng ACB còn chiếm được cảm tình của người dân nước ngoài nên vào ngày 09/10/2010 tại Washington DC, Mỹ, Tạp chí tài chính Global Finance đã chính thức trao giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010 (Best Emerging Market Bank 2010) cho Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB).

Đây là lần thứ hai liên tiếp ACB vinh dự được tổ chức này bình chọn là Ngân hàng mới nổi tốt nhất Việt Nam.Đây là lần thứ tư trong năm ACB nhận được giải thưởng Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2010. Trước đó, ACB nhận được danh hiệu này từ các tạp chí tài chính danh tiếng là Asiamoney, FinanceAsia và The Asian Banker.

Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch với ngân hàng(câu khảo sát 5):

YẾU TỐ TỈ LỆ

Chất lượng đội ngũ nhân

viên 11,1% Chất lượng các dịch vụ 55,6% Quảng cáo 5,6% Uy tín ngân hàng 23,3% Yếu tố khác 4,4% Nhận xét:

Qua kết quả khảo sát cho ta thấy yếu tố chất lương các dich vụ ngân hàng ảnh hương lớn nhất đến việc khách hàng quyết định giao dịch với ngân hàng ( 55,6%), bên cạnh đó uy tín của ngân hàng cũng là yếu tố quyết định để giao dich với ngân hàng của nhiều người (23,3%). Từ kết quả này ngân hàng nếu muốn có được lượng khách hàng lớn thì phải không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ, chất lượng dịch vụ được nâng cao đồng nghĩa với việc uy tín của ngân hàng cũng được nâng cao. Ngoài ra cũng cần nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên của ngân hàng (11,1%)

Mức độ quen thuộc về Logo của ngân hàng ACB: MỨC ĐỘ TỈ LỆ Rất quen thuộc 8,3% Khá quen thuộc 47,2% Bình thường 36,1% Ít quen thuộc 8,4%

Không quen thuộc 0%

Nhận xét:

Khi thăm dò mức độ quen thuộc đối với Logo của ngân hàng ACB ta có được kết quả như bảng trên. Từ kết quả này cho ta thấy rằng đa phần người ta đã biết đến logo của ngân hàng, phần lớn đã khá quen thuộc với logo của ngân hàng(47,2%). Một số lượng cũng khá lớn cho nhận xét ở mức độ bình thường (36,1%), số

người rất quen thuộc và ít quen thuộc ở mức độ xấp xỉ ngang nhau (8,3%),(8,4%); đặc biệt ở mức không quen thuộc không có ai lựa chọn. từ đó ta thấy được rằng logo ngân hàng ACB đã cơ bản đến với mọi người, tuy nhiên số người rất quen thuộc lại đang ở mức thấp, bên cạnh đó số người đánh giá ở mức bình thường còn nhiều. Vì vậy để tiếp tục khẳng định vị trí của mình và xây dựng thương hiệu ngân hàng, ngân hàng cần đưa hình ảnh ngân hàng tới với khách hàng một cách rõ nét, tạo được sự khác biệt đối với các ngân hàng khác. Hình ảnh logo của ngân hàng chính là đặc điểm để khách hàng phân biệt với ngân hàng khác.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

Nhận định vấn đề:

Như chúng ta đã biết Thương hiệu không tồn tại trong thế giới thực, mà nó chỉ tồn tại trong tâm tưởng của khách hàng. Nó là một ý tưởng được gắn kết với nhãn hàng của bạn. Một thương hiệu mạnh là thương hiệu dẫn đầu trong tâm trí khách hàng.

Vì vậy việc xây dựng Thương hiệu là cả một quá trình nghiên cứu, tìm hiểu phức tạp của các doanh nghiệp nói chung và của toàn ngành ngân hàng nói riêng.

Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làm đại lý thanh toán, nhận giữ hộ và cho vay. Cho tới nay, nó được xem là những hoạt động xương sống của một ngân hàng. Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động được nếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệ giao dịch.

Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này mà không chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây đó là thương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn. Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính. Đặc biệt khi thị

trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế. Như vậy, để có thương hiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thành sau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch vụ, tiềm lực tài chính,…) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường.

Trước đây, khoảng mươi năm, sản phẩm dịch vụ chủ yếu của ngân hàng chỉ đơn thuần là tín dụng thì ngày nay đã phát triển thành hàng trăm loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau. Bên cạnh việc đa dạng hóa các loại hình sản phẩm truyền thống như vay vốn trả góp mua ô tô, dịch vụ mua nhà trả góp,… cũng đã xuất hiện các sản phẩm dịch vụ hiện đại khác như lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ chứng khoán, ngân hàng giám sát, nghiệp vụ bao thanh toán, nghiệp vụ hoán đổi và quyền chọn, quản lý vốn, dịch vụ ngân hàng Internet Banking, Mobile Banking, thẻ tín dụng,… Không chỉ quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng hiện đại mà các ngân hàng còn chú trọng đến việc tăng cường các tiện ích của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp.

Những bước phát triển của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua đã dần dần tạo lập được những nhân tố mang tính giá trị cốt lõi của thương hiệu cho hệ thống ngân hàng Việt . Bên cạnh đó, một số ngân hàng đã quan tâm đến việc tạo dựng thương hiệu cho mình, như đã thay đổi logo, đã thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh,

mục tiêu, đã thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu thống nhất cho ngân hàng và các chi nhánh, đã xây dựng quy chế quản lý thương hiệu, đã thiết lập bộ phận đồ họa phục vụ mục đích truyền thông và nội dung nhận diện thương hiệu.

Tuy nhiên, ở chừng mực nào đó, cho đến nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa thực sự có một thương hiệu tốt, chưa một ngân hàng nào tạo được sự “tin cậy” cao cho khách hàng. Nhiều vụ tai tiếng trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua đã có tác động bất lợi đến thương hiệu của ngành Ngân hàng. Có thể có một vài ngân hàng có những sản phẩm dịch vụ được xã hội biết đến, như thanh toán quốc tế, phát hành thẻ của NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam,

Ngân hàng ACB, Sacombank, Đông Á, Eximbank...; các sản phẩm bán lẻ của Techcombank; Sacombank; Đối với vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa các hoạt động huy động và vay vốn người dân biết đến là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngân hàng Chính sách xã hội... Nhưng nhìn chung, thương hiệu của ngành Ngân hàng còn mờ nhạt so với thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá về hoạt động xây dựng thương hiệu tại ngân hàng TMCP Á Châu.doc (Trang 46 - 51)