Hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2).doc (Trang 48 - 54)

Nhằm đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, VCB chú trọng công tác huy động vốn từ cả nền kinh tế và thị trường liên ngân hàng, sử dụng

công cụ lãi suất linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tận dụng lợi thế vùng, miền để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.

Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của VCB không chỉ hướng tới các khách hàng bán buôn truyền thống là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân.

Bảng 2.1 : Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị : tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % Năm 2010 % 1.Tiền gửi , vay các TCTD 21.354 11,78 38.836 18,64 59.536 22,23 2.Phát hành GTCG 2.922 1,61 386 0,19 3.564 1,33 3.Tiền gửi của KH 157.067 86,61 169.072 81,17 204.756 76,44 - Theo tiền tệ

Nội tệ 85.621 47,21 104.853 50,34 140.541 52,47

Ngoại tệ 71.446 39,4 64.218 30,83 64.215 23,97

- Theo loại hình TG

Tiền gửi không kỳ hạn 52.456 28,93 47.256 22,69 48.694 18,18

Tiền gửi có kỳ hạn 101.118 55,76 117.061 56,2 151.133 56,42

Tiền gửi vốn chuyên dùng 2.465 1,36 3.153 1,51 3.579 1,34

Tiền gửi ký quỹ 1.028 0,57 1.602 0,77 1.351 0,5

- Theo đối tượng KH

Các tổ chức kinh tế 99.146 54,67 90.217 43,31 104.590 39,05

Cá nhân 57.242 31,57 76.965 36,95 98.880 36,92

Các đối tượng khác 678 0,37 1.890 0,91 1.286 0,48

Tổng nguồn vốn huy động 181.343 208.293 267.856

( Nguồn : Báo cáo thường niên năm 2008,2009,2010 của VCB )

Do tình hình thị trường tài chính biến động nên cơ cấu huy động vốn của VCB giữa các năm cũng có sự thay đổi, tuy nhiên không đáng kể. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động vốn, luôn duy trì ở mức 39,05% đến 54,67%

Huy động nguồn vốn bằng đồng ngoại tệ là một trong những thế mạnh nổi bật của VCB. Tính tới cuối năm 2007, huy động vốn ngoại tệ của VCB luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng từ 30%-35% tổng huy động vốn ngoại tệ của toàn ngành ngân hàng. Tuy nhiên tỷ trọng vốn huy động từ ngoại tệ đã giảm dần từ năm 2008 đến 2010, cụ thể là 39,4% ( năm 2008 ) xuống 30,83% ( năm 2009 ) và 23,97% vào năm 2010.

Năm 2008 : để đối phó với tình hình lạm phát tăng cao, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán. Mặt bằng lãi suất chung tăng cao làm cho hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, tổng huy động vốn của Vietcombank năm 2008 vẫn tăng trưởng ở mức 9,9%. Huy động vốn trực tiếp từ nền kinh tế tăng 10,5%, trong đó tốc độ tăng trưởng tiền gửi từ dân cư đạt 15,44%, cao hơn hẳn tốc độ tăng của năm 2007 (8,09%).

Với chính sách lãi suất linh hoạt, sự đa dạng về các sản phẩm huy động vốn, công tác huy động vốn củaVCB đã đảm bảo đủ nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu thanh toán của khách hàng và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dự trữ bắt buộc tại NHNN. Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 6 tháng đầu năm 2008, VCB không chỉ duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định nhất trên thị trường mà còn giữ vai trò chủ lực hỗ trợ vốn kịp thời cho các ngân hàng khác, nhờ đó đảm bảo ổn định hệ thống ngân hàng Việt Nam, đồng thời gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho chính VCB.

Năm 2009: trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, ngay từ đầu năm Ban Lãnh đạo VCB đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của VCB năm 2009 tăng 14,86%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.071 tỷ quy đồng, tăng 7,64% so với cuối năm 2008. Huy động VND từ khách hàng tăng 22,46% so với năm trước. Trong bối cảnh bị cạnh tranh gay gắt, huy động vốn tiền gửi của dân cư vẫn có mức tăng trưởng

khá tốt (+34,45%) là nhờ vào các chương trình huy động vốn trải đều trong năm, và sự cố gắng, nỗ lực của hầu hết các chi nhánh trong hệ thống.

Trong giai đoạn căng thẳng về thanh khoản 3 tháng cuối năm 2009, VCB vẫn duy trì được trạng thái thanh khoản ổn định, đồng thời còn hỗ trợ vốn tích cực và kịp thời cho các ngân hàng khác, giúp bình ổn hệ thống ngân hàng và đảm bảo gia tăng lợi nhuận kinh doanh vốn cho VCB.

Năm 2010 : Kinh tế thế giới mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng và có những chuyển biến tích cực, song chưa thực sự ổn định. Dự báo trước tình hình sẽ xảy ra cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD trong hoạt động huy động vốn, VCB đã xác định mục tiêu tăng cường huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của năm. Các chi nhánh VCB đã chủ động trong việc xâm nhập thị trường, tiếp cận và chăm sóc khách hàng chu đáo. Kết quả là, nguồn vốn của VCB tăng trưởng rất tốt. Huy động từ nền kinh tế đạt hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 21,11% so với cuối năm 2009 - đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm. Huy động vốn VND liên tục tăng trưởng cao và đều đặn. Đặc biệt trong năm 2010, huy động vốn từ dân cư đạt kết quả khá khả quan với số dư đạt 98.880 tỷ đồng, tăng 28,47% so với năm trước. Số dư huy động từ TCKT đạt 104.590 tỷ, tăng 15,93%.

2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn :

Bảng 2.2 : Tình hình sử dụng vốn của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 % Năm 2009 % Năm 2010 % Tổng dư nợ 112.793 141.621 176.814

Theo thời gian đáo hạn

Cho vay ngắn hạn 59.344 52,61 73.706 52,04 94.715 53,57

Cho vay trung hạn 13.571 12,03 18.174 12,83 20.682 11,7

Cho vay dài hạn 39.878 35,35 49.741 35,12 61.416 34,74

Theo chất lượng nợ vay

Nợ đủ tiêu chuẩn 104.530 92,67 130.089 91,86 154.293 87,26

Nợ cần chú ý 3.061 2,71 8.034 5,67 17.515 9,91

Nợ dưới tiêu chuẩn 921 0,82 441 0,31 1.022 0,58

Nợ nghi ngờ 813 0,72 395 0,28 300 0,17

Nợ có khả năng mất vốn 3.468 3,07 2.663 1,88 3.683 2,08

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008,2009, 2010 của VCB)

Năm 2008 :

Dư nợ tín dụng đạt 112.793 tỷ, tăng 15,5% so với năm 2007 và đạt 100,6% kế hoạch. Trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với 59.344 tỷ, chiếm 52,61%.

Về chất lượng tín dụng : Khủng hoảng kinh tế đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Tại thời điểm 31/12/08, tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ của VCB là 4,6%.

Năm 2009 :

Dư nợ tín dụng là 141.621 tỷ đồng, chủ yếu vẫn là dư nợ tín dụng ngắn hạn (52,04%) và dài hạn (35,12%) . Tổng dư nợ tăng 25,6%, tuy nhiên, nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của VCB trong năm 2009 còn 23,6%. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của VCB thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành Ngân hàng (37,7%), nhưng vẫn đảm bảo được sự cân bằng giữa an toàn và hiệu quả trong hoạt động tín dụng.

Về chất lượng tín dụng, VCB đã theo đuổi chính sách tăng trưởng tín dụng bền vững, coi trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng với các biện pháp: cơ cấu lại danh mục đầu tư, củng cố quan hệ khách hàng, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào quản trị danh mục đầu tư, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, quản trị rủi ro ... Kết quả là chất lượng tín dụng của VCB trong năm 2009 được cải thiện đáng kể. Đến 31/12/09 tỷ lệ nợ xấu là 2,47%, thấp hơn nhiều so với mức 4,6% cuối năm 2008, thấp hơn mức dự kiến mà Đại hội đồng cổ đông cho phép là 3,5%.

Năm 2010 :

Tổng dư nợ tín dụng là 176.814 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn có sự bứt phá mạnh mẽ, tăng 28,5% so với cuối năm 2009, trong khi dư nợ trung dài hạn chỉ tăng 20,9%, vì vậy VCB đã kiểm soát được tốc độ tăng trưởng trung dài hạn theo đúng hướng nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về “tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn”.

Về chất lượng tín dụng : VCB thường xuyên chú trọng quản lí chất lượng tín dụng , thông qua việc thực hiện phân loại nợ theo điều 7-QĐ 493, chất lượng tín dụng của VCB được cải thiện. Tỉ lệ nợ xấu ở mức 2,83% thấp hơn so với mục tiêu kế hoạch do HĐQT đề ra. Tỷ lệ nợ xấu 2010 cao hơn 2009 chủ yếu là do thay đổi phương pháp phân loại nợ, thể hiện quan điểm thận trọng hơn của VCB

2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Thu nhập lãi 17.233 15.294 20.581

Chi phí lãi 10.611 12.392 8.795

Thu nhập lãi thuần 6.622 2.902 11.786

Tổng lợi nhuận trước thuế 3.325 5.004 5.479

Lợi nhuận sau thuế 2.536 3.945 4.236

( Nguồn : Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010 của VCB )

Theo số liệu trong bảng trên, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế ở mức khá cao. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế đạt 2.536 tỷ đồng. Tổng thu nhập của ngân hàng đạt t21.016 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi là 17.233 tỷ, chiếm 82% . Thu nhập lãi chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập, điều này cho thấy hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng vẫn là hoạt động tín dụng, cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoat động kinh doanh của ngân hàng.

Sang năm 2009, lợi nhuận sau thuế đạt 3.945 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 55,74%, một kết quả khá cao. Một trong những nguyên nhân khách quan đó là chính sách đúng đắn, đặc biệt, gói kích cầu của Chính Phủ đã phát huy tác dụng đúng lúc, giúp cho nền kinh tế có những chuyển biến tích cực hơn. Tăng trưởng GDP năm 2009 đạt mức 5,32%.

Năm 2010, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 4.236 tỷ đồng, tăng so với năm 2009 là 7,38%, thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của năm 2009. Một trong những nguyên nhân là : tuy thu nhập lãi thuần năm 2010 khá cao (8.188 tỷ), tăng so với năm 2009 là 25,99%, nhưng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh đều giảm so với năm 2009, còn chi phí hoạt động kinh doanh lại tăng lên. Để có thể tăng trưởng một cách bền vững, ngân hàng nên chú trọng hơn nữa vào các dịch vụ khác ngoài tín dụng, ít rủi ro hơn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2).doc (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w