Xử lý nợ tồn đọng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương.doc (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu đề tài

3.2.1.Xử lý nợ tồn đọng

Số nợ xấu hiện đang vẫn ở trong mức tiêu chuẩn của hệ thống NH, nhưng nó vẫn làm xấu đi bảng làm xấu đi bảng tổng kết tài sản, giảm uy tín của NH mà còn gây ra

những khó khăn trong hoạt động của NH khi phải cạnh tranh với các chi nhánh NH nước ngoài trong tương lai.

• Xin trợ cấp từ NHNN.

• Thu nợ trực tiếp từ KH.

• Thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản.

• Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ.

• Tăng cường tích lũydự phòng rủi ro.

3.2.2. Tăng cường vốn tự có:

Trong hoạt động kinh doanh của NH, vốn tự có được coi là nền tảng, là tấm đệm để phòng chống rủi ro. Về nguyên tắc, vốn tự có phải được bổ sung dần dần từ lợi nhuận song nếu áp dụng phương pháp đó sẽ phải mất nhiều thời gian Nh mới được đạt mức vốn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế.

Để có thể tăng vốn tự có kịp thời, NH cần phải kết hợp với biện pháp tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận hàng năm và các biện pháp sau:

• Phát hành trái phiếu dài hạn.

• Đề nghị Chính phủ cho phép NH để lại một phần thu nhập trước thuế để tăng vốn hoặc được khoán mức đóng góp cho ngân sách cố định.

3.2.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực:

Một cán bộ tín dụng giỏi cần phải có các phẩm chất sau: kiến thức chuyên sau về nghiệp vụ, có tư cách đạo đức tốt, khả năng giao tiếp tốt. Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần phải có sự am hiểu các kiến thức về thị trường, pháp luật, trực giác nhạy bén.

Hiện nay, tại NH việc thẩm định được thực hiện bởi cán bộ tín dụng và tổ thẩm định, không có sự tham gia của các chuyên gia hay tổ chức tư vấn nhất là các dự án lớn. Do đó, cần phải có chính sách đào tạo nâng cao hơn nữa trình độ của cán bộ tín dụng, nhất là thẩm định về phương diện kỹ thuật công nghệ.

Đồng thời, NH cần phải có chính sách tuyển dụng cẩn thận, chính xác, việc tuyển dụng cán bộ tín dụng phải có tiêu chuẩn riêng so với các nghiệp vụ khác trong đó coi trọng các yếu tố như trình độ chuyên môn, kiến thức về luật pháp, thị trường, có đạo đức nghề nghiệp tốt…Những cán bộ có triển vọng cần được cử đi học thêm về quản lý để giúp cho NH phát triển bền vững trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương.doc (Trang 62 - 64)