Ứng dụng mô hình Basel

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương.doc (Trang 69 - 72)

7. Kết cấu đề tài

3.2.11. Ứng dụng mô hình Basel

Trong thời gian vừa qua, nhằm bảo vệ hệ thống NH tăng trưởng hiệu quả, an toàn và bền vững, đồng thời nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro, hệ thống ngăn ngừa Việt Nam cũng đã từng bước ứng dụng Hiệp ước Basel trong công tác quản trị rủi ro NH đặc biệt là rủi ro tín dụng như: quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, quy định về trích lập dự phòng cho rủi ro tín dụng, quy định về an toàn vốn đối với rủi ro phát sinh từ cho vay chứng khoán…Tuy nhiên, hệ thống quản trị rủi ro của các NH Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng Basel I, chưa ứng dụng các phương pháp đánh giá rủi ro theo quy định của Trụ cột 1 trong Basel II.

3.2.11.1. Lộ trình và phương pháp:

Xét theo điều kiện của Việt Nam hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho quá trình phân tích và đánh giá rủi ro là một trong những khó khăn lớn, bên cạnh đó còn thiếu những văn bản hướng dẫn, thiếu những điều kiện tiên quyết về tính chủ động trong mỗi NH cũng như khó khăn về mặt chi phí. Vì vậy, Việt Nam chưa thể áp dụng ngay được Hiệp ước Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro NH, mà cần phải xây dựng lộ trình dần tiếp cận Basel II và từng bước hoàn thiện bộ máy giám sát, quản lý rủi ro để chuẩn bị cho việc ứng dụng Basel II.

3.2.11.2. Mô hình ứng dụng Basel II vào hệ thống NH Việt Nam:

Mô hình Basel II có thể áp dụng tại hệ thống NH Việt Nam:

Tỷ lệ vốn tối thiểu = % 8 ≥ Trong đó: SVTH: Nguyễn Thị Bích Trâm 59 Lớp:07DKT4 Tổng vốn (giống Basel I) RWArủi ro tín dụng + Krủi ro hoạt động *12,5

RWArủi ro tín dụng = tài sản * hệ số rủi ro (có quan hệ với xếp hạng tín dụng) Krủi ro hoạt động = n GIn n ∑ = 3

1 * , với điều kiện GIn >0 và = 15%

Krủi ro hoạt động : vốn yêu cầu phải dự phòng cho rủi ro hoạt động

GI: thu nhập hàng năm (>0) của 3 năm trước đó.

Bước đầu kết quả xếp hạng tín dụng của KH cá nhân, KH DN có thể do chính bản thân các NH đưa ra căn cứ vào sổ tay xếp hạng tín dụng của mỗi NH nhằm tạo điều kiện cho mỗi NH chủ động trong tính toán và cũng không tốn kém nhiều chi phí. Sau đó khi các công ty xếp hạng tín nhiệm DN Việt Nam được hoàn thiện, có thể căn cứ vào kết quả của các công ty này để xếp hạng tín nhiệm cho KH.

Ngoài ra, các NHTM Việt Nam cần từng bước ứng dụng Basel II trong đánh giá rủi ro hoạt động để dự phòng các khoản vốn cho rủi ro hoạt động xảy ra. Trong đó, phương pháp chỉ số cơ bản của Basel II trong đánh giá rủi ro hoạt động là đơn giản nhất, các NHTM Việt Nam có thể áp dụng ngay với thông tin về thu nhập hằng năm của 3 năm trước đó.

3.2.11.3. Các giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II tại NH:

3.2.11.3.1. Hoàn thiện và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin:

Chú trọng hơn nữa đến đầu tư công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý, cở sở dữ liệu hiện đại, tập trung và thống nhất.

Tăng cường hệ thống an toàn, bảo mật thông tin, dữ liệu và an ninh mạng. Xây dựng hệ thống bảo mật thông tin, nghiên cứu và xây dựng đường truyền dữ liệu, liên kết với mạng thông tin quốc gia để tạo thế chủ động cho NH.

Phát triển các công nghệ tiên tiến, các phần mềm quản lý rủi ro tín dụng và quản lý các khoản phải thu cho vay tiêu dùng.

Đối với rủi ro tín dụng, NH cần có hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích có khả năng đo lường được rủi ro trong tất cả các hoạt động.

Đối với rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, để đo lường các rủi ro này NH cần có một hệ thống thông tin tương đối phức tạp hơn. Hệ thống thống tin này phải kết hợp được các dữ liệu từ những giao dịch đơn lẻ thành một hệ thống cấu trúc có thể ước tính được rủi ro tổng thể của đơn vị.

3.2.11.3.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Kịp thời triển khai việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho quản trị rủi ro, chính sách dự phòng rủi ro, xác định giới hạn tín dụng cho KH, ban hành sổ tay tín dụng, trong đó quy định chính sách tín dụng của NH, chiến lược tăng trưởng tín dụng phân theo đối tượng KH, khu vực, ngành và phát triển chính sách KH dựa vào việc đánh giá và phân loại KH, quản trị lãi suất và quản trị thanh khoản nhằm đảm bảo tính hiệu quả và phát triển bền vững trong hoạt động tín dụng.

Trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, ngoài việc xếp hạng tín dụng, xác định giới hạn tín dụng đối với KH, NH còn phải thường xuyên xem xét khoản vay, đánh giá những thay đổi hạn mức tín dụng của KH. Bên cạnh đó, NH cũng cần xác định hạn mức cho từng ngành nghề hoặc khu vực kinh tế cụ thể, cho từng vùng miền và sản phẩm cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro tín dụng.

3.2.11.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Nhằm đáp ứng kịp thời những nhu cầu về nhân lực trước mắt, cần có sự phối hợp liên thông giữa NH với NHNN và các NHTM trong hệ thống cùng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cập nhật để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng cho cán bộ nhân viên.

Ngoài ra cần xây dựng chiến lược đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trung và dài hạn có đủ khả năng đón đầu phát triển hệ thống NH trong thời gian tới. Đảm bảo cán bộ NH có nghiệp vụ chuyên môn giỏi, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công nghệ

NH. Áp dụng những ưu đãi cần thiết với những chuyên viên, cán bộ trong lĩnh vực NH. Xây dựng môi trường văn hóa làm việc phù hợp để khai thác được các ưu thế tối đa của nguồn nhân lực. Tham gia các chương trình đào tạo do các tổ chức quốc tế tổ chức tại Việt Nam, học tập kinh nghiệm quản lý điều hành thông qua các cổ đông nước ngoài. Đồng thời nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ NH.

3.2.11.3.4. Tăng tính chủ động và sức mạnh tài chính:

Thực hiện tăng vốn tự có của NH bằng lợi nhuận giữ lại, phát hành chứng từ có giá huy động vốn trung và dài hạn. Tiếp tục tăng vốn điều lệ để nâng cao năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh đi đôi với việc đảm bảo khả năng quản lý hiệu quả của vốn điều lệ tăng lên, nhanh chóng xử lý dứt điểm nợ tồn đọng. Song song với việc tăng cường sức mạnh tài chính, NH cũng phải tăng tính chủ động trong hoạt động, tự mình lựa chọn phương pháp phù hợp nhất dựa trên năng lực hiện có.

Vì để ứng dụng Basel II vào hệ thống quản lý rủi ro, NH cần phải tốn một khoảng chi phí đáng kể, tuy nhiên tính hiệu quả của Basel II đem lại sẽ giúp NH quản trị rủi ro tốt hơn, tránh được những nguy cơ từ khủng hoảng NH. Do đó, Saigonbank cũng cần cân nhắc nên đầu tư chi phí cho việc từng bước áp dụng Basel II, trước mắt có thể là đầu tư chi phí để xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, sau đó từng bước áp dụng các phương pháp phức tạp hơn của Basel II.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại NH TMCP Sài Gòn Công Thương.doc (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w