Các lý thuyết giải thích việc định dưới giá

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam.doc (Trang 73 - 76)

Có nhiều lý thuyết để giải thích việc định dưới giá. Những tác giả nổi bật nhất được thảo luận dưới đây.

(1) Mô hình của Leland và Pyle (1976)

Mô hình của Leland và Pyle cho biết rằng: thông tin bất cân xứng giữa các công ty phát hành IPO và các nhà đầu tư có thể được giảm bằng cách quan sát tín hiệu về phần vốn được giữ lại bởi công ty phát hành. Leland và Pyle là những người đầu tiên đề nghị các trung gian tài chính phải giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin.

(2) Mô hình của Baron (1982)

Mô hình Baron (1982) dùng cho các cơ chế hợp đồng khi các ngân hàng đầu tư có thông tin tốt hơn so với các công ty phát hành về thị trường IPO. Vì tổ chức phát hành không thể giám sát các chủ ngân hàng đầu tư mà không tốn chi phí nên tổ chức phát hành cho phép các ngân hàng đầu tư định dưới giá (cách ủy thác tối ưu). Baron sử dụng các "hợp đồng ủy thác" để làm mẫu cho các tình huống mà nhà phát hành không chỉ cần các dịch vụ của ngân hàng đầu tư cho việc phân phối IPO mà còn cần lời khuyên để thiết lập giá cả.

(3) Lựa chọn bất lợi và mô hình của Rock về vấn đề Winner’s Curse

Mô hình của Rock (1986) dành cho cam kết phát hành của công ty. Ông đã chỉ ra rằng: những nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn (so với công ty cũng như các nhà đầu tư khác) về việc định giá IPO cực thấp sẽ chiếm số đông trong những đợt phát hành đó. Mặt khác các nhà đầu tư có thông tin sẽ không tham gia vào các đợt phát hành bị định giá cao. Điều này dẫn đến những nhà đầu tư không có thông tin sẽ gặp phải vấn đề Winner’s Curse. Do đó, để thu hút các nhà đầu tư như vậy, công ty buộc phải định giá IPO thấp.

(4) Tìm được thông tin

Mô hình Benveniste và Spindt (1989) dành cho phương pháp định giá Book Building và dự đoán rằng việc định dưới giá là cần thiết để có được thông tin trung thực từ nhiều nhà đầu tư có nhiều thông tin hơn. Vì vậy, những cổ phiếu được định giá cao theo phương pháp Book Building thì lại được coi là định giá thấp so với những cổ phiếu khác.

(5) Lý thuyết triển vọng

Loughran và Ritter (2003) đã tìm thấy rằng các công ty từ năm 1990-1998 khi phát hành ra công chúng đã thu về được tổng cộng 8 tỷ USD mặc dù họ phải trả đến 13 tỉ USD phí bảo lãnh bảo lãnh, vì họ có thể thu được đến 27 tỉ USD do giá tăng chỉ sau một

vài ngày niêm yết đầu tiên,. Điều này đã gợi ý cho Loughran và Ritter đưa ra lý thuyết triển vọng định dưới giá. Hai ông nói rằng công ty phát hành IPO chấp nhận định giá thấp vì họ nhìn thấy một triển vọng giá giao dịch cao hơn trong vài ngày đầu tiên niêm yết, do đó bù đắp mất mát của họ do IPO dưới giá và trong thực tế kết quả ròng là thu về nhiều của cải hơn cho họ. Hai ông thấy rằng hầu hết các công ty IPO đều định giá sát với giá trị thực. Một số ít các công ty IPO đều định giá thấp và kết quả là làm tăng thêm sự giàu có của tổ chức phát hành do giá tăng sau này.

(6) Giả thuyết Tham nhũng

Loughran và Ritter (2003) trong khi cố gắng để điều tra lý do tại sao việc định dưới giá lại tăng lên theo thời gian đã phát hiện ra rằng các nhà quản lý không có liên quan đến việc để lại những món hời trên thị trường hoặc trong việc tiếp cận theo các nhà bảo lãnh mà nổi tiếng với việc định giá thấp bởi vì những nhà bảo lãnh IPO sẽ phân bổ những cổ phiếu IPO có nhu cầu cao cho tài khoản cá nhân của các nhà quản lý.

(7) Giả thuyết tín hiệu

Các giả thuyết tín hiệu là dựa trên giả định rằng công ty biết về triển vọng của mình tốt hơn so với các nhà đầu tư. Allen và Faulhaber (1989) tìm ra rằng trong một số trường hợp các công ty tốt muốn "ra hiệu" cho nhà đầu tư của họ về triển vọng tốt trong tương lai của doanh nghiệp, vì thế họ sẽ định giá IPO thấp. Điều này cũng thống nhất với Ibbotson (1975) phỏng đoán rằng IPO đang được định giá thấp như vậy nhằm để lại ấn tượng tốt cho nhà đầu tư để những đợt phát hành trong tương lai có thể được định giá cao hơn. Welch (1989) chính thức hóa hơn nữa điều này trong một mô hình hai giai đoạn, nơi mà các công ty chất lượng cao sẽ bị định dưới giá nhưng các công ty chất lượng thấp sẽ không thể làm như vậy vì chi phí cao. Grinblat và Hwang (1989) thêm vào nội dung của lý thuyết này bằng cách nói rằng: những nhà phát hành định giá IPO thấp để mua lại cổ phần của họ trong công ty thì điều này cũng phát tín hiệu rằng những cổ phiếu này là cổ phiếu có tiềm năng.

(8). Sự bảo vệ từ trách nhiệm pháp lý

Tinic mặc nhiên công nhận rằng các công ty bị định dưới giá như là một hình thức bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý. Nếu có tranh chấp phát sinh sau khi IPO, thì sẽ làm hại

này, công ty phải định dưới giá. Định đề này cũng đã được kiểm tra bởi việc so sánh 134 công ty IPO trong bản quy định SEC 1933và 70 đợt IPO trong thời kỳ trước khi có quy định và kết luận là việc định dưới giá IPO đã tăng đáng kể. Hughes và Thakor (1992) cung cấp một liên kết giả thuyết giữa các nguy cơ tranh chấp và IPO dưới giá, nhưng hai ông không khẳng định tranh chấp là nguyên nhân duy nhất gây ra việc định dưới giá, ngay cả ở các quốc gia có hệ thống pháp lý không chặt chẽ. Hai ông cũng cho rằng nơi nào cũng có nguy cơ mất danh tiếng do việc định dưới giá và các cuộc dàn xếp liên quan đến vấn đề pháp luật sẽ làm cho nhà bảo lãnh định IPO dưới giá.

(9). Mô hình định giá Book Building

Mô hình định giá Book Building của Sherman (2000) nói rằng nếu các nhà bảo lãnh biết rằng họ sẽ đảm nhận nhiều đợt phát hành hơn trong tương lai họ sẽ có thể giảm việc định dưới giá trong hiện tại. Các nhà bảo lãnh có thể làm như vậy bằng cách hình thành các nhóm những nhà đầu tư thường xuyên được thông tin cũng như những nhà đầu tư không được thông tin. Vì luật một giá nên các nhà đầu tư không có thông tin sẽ được hưởng lợi việc định dưới giá tại các thị trường chứng khoán sôi động mà không tốn công tìm kiếm thông tin, ngược lại các tổ chức bảo lãnh cũng có thể làm những nhà đầu tư không có thông tin chấp nhận giá IPO cao.

Sherman và Titman (2002) lập luận rằng mặc dù các tổ chức phát hành có thể muốn một mức giá IPO cao, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến việc định giá chính xác vì một sự định giá sai của thị trường có thể làm cho công ty chấp nhận dự án có NPV âm hoặc buộc họ phải từ bỏ những dự án có NPV dương. Hơn nữa xác định giá cả chính xác còn giúp nhà bảo lãnh kiếm được những khách hàng có chất lượng. Sherman và Titman cũng nói rằng nếu định giá được chính xác thì nhiều nhà đầu tư có thông tin sẽ tham gia vào đợt phát

hành. Và nếu có đủ các nhà đầu tư tham gia vào đợt IPO đó1 thì những nhà đầu tư có thông

tin sẽ được hưởng vì khoản lời từ việc định giá thấp sẽ vượt quá chi phí tìm kiếm thông tin họ.

Một phần của tài liệu Định giá IPO- Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam.doc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w