Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý:

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2).doc (Trang 55 - 57)

II. Một số giải pháp huy độngvốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tạ

2. Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý:

Lãi suất huy động là một yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thơng mại. Lãi suất vừa là bộ phận chủ yếu của chi phí huy động ngân hàng, nó vừa là mục tiêu hàng đầu của đa số khách hàng gửi tiền.

Hoạt động huy động vốn sở dĩ đợc coi là hoạt động “ mua sắm” các yếu tố đầu vào trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thơng mại, vì vậy lãi suất là chi phí chủ yếu của hoạt động huy động vốn cũng nh chi phí hoạt động ngân hàng nói chung. Đối với các ngân hàng thơng mại luôn mong muốn huy động đợc những nguồn vốn có chi phí thấp nên luôn cố gắng huy động đợc những nguồn vốn có lãi suất thấp để giảm chi phí, mở rộng khả năng đầu t cho vay và tăng khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Trong khi đó đối với khách hàng, lãi suất là mục tiêu quan trọng của đại đa số các đối tợng gửi tiền. Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng luôn mong

muốn đợc hởng lãi suất cao đối với những khoản tiền họ gửi ngoài những tiện ích họ cần qua những dịch vụ ngân hàng cung cấp. Vì vậy lãi suất huy động vốn cao sẽ tạo cho khách hàng có mong muốn gửi tiền nhiều hơn, ngân hàng sẽ huy động đ- ợc nguồn vốn lớn hơn. Ngợc lại nếu lãi suất tiền gửi mà ngân hàng trả thấp sẽ làm giảm động cơ gửi tiền của khách hàng nên nguồn vốn ngân hàng huy động đợc sẽ hạn chế. Vì vậy trong thực tế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa mong muốn của khách hàng và của ngân hàng về laĩ suất, trong khi khách hàng mong muốn đợc trả lãi suất cao đối với khoản tiền họ gửi vào ngân hàng thì ngân hàng lại mong muốn lãi suất huy động thấp. Giải quyết mâu thuẫn này để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả, mỗi ngân hàng thơng mại nói chung cũng nh Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam phải có chính sách lãi suất hợp lý.

Chính sách lãi suất hợp lý phải đảm bảo cho ngân hàng huy động đợc nguồn vốn đủ đáp ứng những nhu cầu sử dụng vốn hiệu quả cả về quy mô cũng nh cơ cấu, đồng thời phải đảm bảo lợi nhuận thu đợc của ngân hàng thơng mại. Khi xây dựng chính sách lãi suất, các ngân hàng thơng mại phải quan tâm đến nhu cầu sử dụng vốn về quy mô cũng nh cơ cấu để xác định đợc mức lãi suất phù hợp đối với từng nguồn vốn ngân hàng cần phải huy động.

Đối với những nguồn vốn ngân hàng thiếu không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động để khuyến khích khách hàng gửi tiền tạo điều kiện mở rộng nguồn vốn huy động. Ngợc lại đối với những nguồn vốn ngân hàng còn ứ đọng không có cơ hội đầu t hay cho vay có hiêụ quả thì ngân hàng có thể giảm lãi suất huy động để giảm nguồn vốn huy động, tránh tình trạng nguồn vốn huy động thừa không thu đợcc thu nhập hay thu nhập không đủ bù đắp chi phí huy động vốn. Do đó khi xác định lãi suất huy động đối với từng nguồn vốn phải chú trọng đến quan hệ cung - cầu về nguồn vốn, lãi suất đầu t sử dụng vốn để quyết định lãi suất huy động vốn. Hơn nữa trong cơ chế thị trờng, các ngân hàng thơng mại kinh doanh trong môi trờng cạnh tranh. Do đó để đảm bảo tính cạnh tranh, khi xác định lãi suất huy động vốn cần phải tham khảo lãi suất hiện tại của các ngân hàng thơng mại khác trên địa bàn để tránh tình trạng lãi suất huy động thấp hơn đáng kể so với lãi suất của các ngân hàng khác.

Từ thực trạng về huy động vốn hiện nay của Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt nam, thì việc cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hớng tăng dần tỷ trọng nguồn vốn trung-dài hạn và ngoại tệ, giảm tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn thì Sở giao dịch cần phải tạo khoảng cách về lãi suất giữa tiền gửi ngắn hạn và tiền gửi trung – dài hạn. Mục

đích của biện pháp này là để bảo vệ lợi ích của ngời gửi tiền trung và dài hạn, khuyến khích mọi ngời gửi tiền với kỳ hạn dài hơn. Trên thực tế, mặc dù lãi suất trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn, nhng sau khi tính toán thấy rằng với cùng một món tiền gửi trong cùng một khoảng thời gian thì lãi thu đợc do gửi kỳ hạn dài vẫn thấp hơn so với gửi kỳ hạn ngắn. Do vậy, nhất thiết phải duy trì một khoảng cách giữa lãi suất trung và dài hạn với ngắn hạn sao cho cùng một khoản tiền gửi lãi thu đ- ợc từ dài hạn cao hơn lãi thu đợc từ ngắn hạn. Tuy nhiên biên pháp này không có nghĩa là tăng lãi suất trung và dài hạn lên quá cao vì nh vậy sẽ phải tăng lãi suất cho vay trung và dài hạn khiến các nhà sản xuất kinh doanh không dễ dàng chấp nhận. Hơn nữa, nếu lãi suất tiền gửi cao, họ sẽ không đầu t trực tiếp vào các dự án kinh doanh mà gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi. Điều đó sẽ gây ra những khó khăn cho ngân hàng khi giải quyết đầu ra cho nguồn vốn huy động, do đó cần phải có sự cân đối giữa lãi suất ngắn hạn với trung và dài hạn để tạo một khoảng cách cần thiết giữa hai lãi suất này mà không ảnh hởng đến mức lãi suất huy động bình quân.

Ngoài ra một điểm mà Sở giao dịch cần quan tâm là phải có kế hoạch huy động vốn gắn với kế hoạch sử dụng vốn để tìm những nguồn vốn phù hợp. Chẳng hạn bên cạnh huy động vốn thông qua nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân là công cụ thờng xuyên có chi phí tơng đối thấp so với nguồn vốn thông qua phát hành giấy tờ có giá và đi vay, khi có kế hoạch sử dụng vốn từ trớc mà nguồn vốn nhận tiền gửi không đáp ứng đủ thì Sở giao dịch phải căn cứ vào lãi suất đầu ra của vốn để quyết định lãi suất huy động thông qua phát hành kỳ phiếu để bù đắp sự thiếu hụt đó. Sử dụng linh hoạt các công cụ huy động vốn với mức lãi suất phù hợp sẽ giúp cho ngân hàng khai thác đựoc nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2).doc (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w