2. Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế
2.7. Quy phạm thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
GAP: (Good Agriculture Practice). Gọi là Quy phạm thực hành nông nghiệp tốt, được áp
dụng trong lĩnh vực nuôi trồng sản phẩm nông nghiệp (kể cả thủy sản). Quy phạm này được
thực hiện dựa trên nguyên tắc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong từng công đoạn của toàn bộ
quy trình sản xuất nhằm loại bỏ các yếu tố không an toàn cho sản phẩm và đạt được kết quả
tốt nhất.
Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững về môi
trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các
sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an tòan. Nông dân tại các quốc
gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững
như: quản lý động vật gây hại , quản lý dinh dưỡng vàbảo tồn nông nghiệp. Những phương
Tên công ty:
Địa chỉ:
Quy phạm vệ sinh- SSOP
(Tên sản phẩm: …)
(SSOP số:…)
(Tên quy phạm:…)
1. Yêu cầu/ mục tiêu: 2. Điều kiện hiện nay: 3. Các thủ tục cần thực hiện: 4. Phân công thực hiện và giám sát:
Ngày tháng năm
pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao
gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương
thực, cơ sở vật chất…
Sự phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toàn thực phẩm có nhiều quan
hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sau sản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các
nguồn lực bền vững. Ngày nay GAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế
nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giá sức khỏe nghề
nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh.
Sử dụng GAP cũng được khuyến khích trong khu vực kinh tế tư nhân qua các qui tắc thực
hành và các chỉ dẫn không chính thức do các nhà chế biến và cung cấp lẻ đưa ra do nhu cầu
của người tiêu thụ đối với thực phẩm không độc và sản xuất ổn định. Xu hướng này thúc đẩy người nông dân công nhận GAP bởi họ có nhiều cơ hội mở thị trường mới hơn, có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu hơn.
Trong bối cảnh các mục tiêu toàn cầu về giảm đói nghèo, thúc đẩy an ninh lương thực được
thỏa thuận, 4 nguyên tắc của GAP sẽ áp dụng cho mọi qui mô canh tác:
- Sản xuất có hiệu quả và kinh tế đầy đủ nguồn thực phẩm dinh dưỡng và an toàn. -Ổn định và tăng cường nền tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Duy trì các doanh nghiệp trang trại và góp phần ổn định đời sống nông dân.
- Thỏa mãn nhu cầu kinh tế –xã hội.
Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn
Tập trung vào 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hoá chất lên con người và môi trường. Điều đó được thể hiện ở các chương trình và
hành động:
+ Quản lý phòng trừdịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM)
+ Quản lý mùa vụ tổng hợp (Itergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất (MRL=Maximum Residue Limits) trong sản phẩm.
- Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hoá chất, nhiễm khuẩn hoặc ô
nhiễm vật lý khi thu hoạch
-Môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.Cải thiện môi trường làm việc bao gồm:
+Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh cho công nhân
+Đào tạo tập huấn cho công nhân
+ Phúc lợi xã hội.
- Truy nguyên nguồn gốc
+ GAP tập trung rất nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra, các
+ Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất đến
khâu tiêu thụ sản phẩm.
Lợi ích mang lại từ GAP
- An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng.
- Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận.
-Môi trường được bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc do các quy trình sản xuất
theo GAP được sử dụng hướng hữu cơ sinh học
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế. Hiện nay có
USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu). Các nước trong khu vực Asean đã thực
hiện GAP từ việc điều chỉnh tiêu chuẩn EUREPGAPcho phù hợp với tình hình sản xuất của nước họ như: Hệ thống SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore …
2.7.1. EUREP– GAP
EUREP – GAP (GLOBALGAP) ( (European Retail Products – Good Agriculture Practice):
hình thành năm 1997 bắt đầu từ ý tưởng của những người bán lẻ thuộc Nhóm Công tác Sản
xuất Bán lẻ châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group- EUREP). Các nhà bán lẻ ở Anh
phối hợp cùng các siêu thị tại lục địa châu Âu là những lực lượng tiên phong thúc đẩy phát
triển của ý tưởng này. Hoạt động này của họ là nhằm đáp ứng nhu cầu quan tâm ngày một lớn
của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, môi trường và chuẩn mực lao động thông qua thể
hiện trách nhiệm nhiều hơn trong chuỗi cung cấp. Mặt khác, sự phát triển của các tiêu chuẩn
cấp chứng chỉ chất lượng chung cũng là mối quan tâm của nhiều nhà sản xuất, những người
vẫn thường phàn nàn rằng sản phẩm của họ phải chịu quá nhiều sự kiểm tra và kiểm duyệt.
Trong bối cảnh đó, EurepGAP bắt đầu xây dựng các qui trình và chuẩn mực chung hài hoà lợi
ích của các bên.
Tháng 9-2003, Tổ chức bán lẻ Châu Âu (EUREP) công nhận GAP là tiêu chuẩn để đánh giá
nhà cung ứng các sản phẩm nông nghiệp ở thị trường châu Âu (áp dụng ISO Guide 65=EN
45011). Và chỉ những sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo GAP mới được tiêu thụ
trong EUREP. Do vậy, GAP đã trở thành TBT. Hiện nay, ở Việt Nam tổ chức SGS được
EUREP công nhận là tổ chức chứng nhận các sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn này (gọi
là tiêu chuẩn EUREP GAP) để vào thị trường châu Âu.
Phạm vi của EUREP GAP
Chứng nhận cho các đốI tượng là trang trại sản xuất nông lâm nghiệp nuôi trồng, thủy sản
Không chứng nhận nhà máy chế biến, họat động vận chuyển
Các tiêu chí mà EUREPGAP cần phải tuân thủ
- Truy nguyên nguồn gốc
-Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
- Giống cây trồng
- Lịch sử vùng đất
- Quản lý nguồn đất
- Sử dụng bân bón
- Các hoạt động bảo vệ mùa màng
- Thu hoạch
- Vận hành sản phẩm
- Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng
- Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động
-Môi trường
- Khiếu nại
2.7.2. ASEAN GAP
Liên hiệp các nước Đông Nam Á (ASEAN) và chính phủ Úc xây dựng bản dự thảo tiêu chuẩn
ASEANGAP đại diện cho 10 nước trong khu vực Đông Nam Á vào tháng 11 năm 2005. Tiêu
chuẩn ASEANGAP đã ban hành vào 2006.
Mục tiêu của ASEANGAP
Việc xây dựng dự thảo ASEANGAP sẽ tạo điều kiện áp dụng GAP cho các nước trong khu
vực, tạo thế cạnh tranh cho sản phẩm. Tạo điều kiện cho thương mại khu vực và trên quốc tế,
thể hiện trên những điểm sau:
- Hài hoà hoá trong nộibộ ASEAN thông qua một ngôn ngữ chung đối với GAP.
-Tăng cường an toàn thực phẩm của sản phẩm tươi đối với người tiêu dùng. -Tăng cường độ vững bền của các nguồn tài nguyênở các nước ASEAN.
Phạm vi sử dụng của ASEANGAP
- Bao gồm các sản phẩm rau quả tươi và cây thuốc.
- Không áp dụng cho các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm có mức độ lây nhiễm cao như: Rau
mầm, các sản phẩm trái cây sơ chế, sản phẩm biến đổi gen (GMOs).
Những điểm kiểm tra chính trong thực hành nông trại tốt theo ASEANGAP
- Lịch sử địa điểm sản xuất.
- Vật liệu gieo trồng.
- Phân bón và chất phụ gia cho đất.
-Tưới tiêu. - Bảo vệ thực vật.
- Thu hoạch và xử lý rau quả.
- Truy nguyên nguồn gốc
2.7.3. VietGAP
VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho
rau quả tươi của Việt Nam) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân
sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi
xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn
gốc sản phẩm.
VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP
khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sảnxuất nông nghiệp bền vững
Là bốn nước gia nhập tổ chức ASEAN muộn nhất, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam cũng
đã quan tâmđến an toàn thực phẩm nhưng chưa có nước nào chính thức có một chương trình GAP.
Các chương trình tập huấn về GAP, dự án “GAP cho cây thanh long”... do Úc, Canada và các nước
khác tài trợ gần đây chỉ là những chương trình nhỏ lẻ, chưa phải là một chu trình an toàn có quy mô
toàn ngành, toàn quốc cho Việt Nam. Cho nên nếu không xây dựng ngay chương trình VIETNAM
GAP, tạm gọi tắt là VietGAP, thì sẽ rất khó chonông sản Việt Nam tiến ra thị trường quốc tế, thậm
chí ngay cả trong cạnh tranh với hàng ngoại trên sân nhà.
Bên cạnh đó, còn một vấn đề khá nan giải khác đối với Việt Nam, đó là công tác tuyên truyền
hướng dẫn vận động bà con nông dân hiểu và làm theo tiêu chuẩn GAP, chứ nếu như các kiến
thức về GAP chỉ được phổ cập đến các cấp chính quyền, các chủ doanh nghiệp thì cũng rất khó để thực hiện được.
Hiện nay, các cơ sở sản xuất cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy được tầm quan trọng của GAP, chính chuyển hướng canh tác theo các tiêu chuẩn của GAP là một xu thế tất yếu.
Đối tượng áp dụng của VietGAP:
Áp dụng với những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm
tra và chứng nhận sản phẩm rau,quả tươi an toàn tại Việt Nam.
Mục đích của VietGAP:
- Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lí an toàn thực phẩm
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP
-Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
Quy trình thực hiện VietGAP
Chương I- Những quy định chung, Chương II- Nội dung (12 mục lớn, 75 điểm)
- Đánh giá và lựa chọn vùng SX - Giống và gốc ghép - Quản lý đất và giá thể - Phân bón và chất phụ gia - Nước tưới - Thuốc BVTV và hoá chất
- Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
- Quản lý và xử lý chất thải
-Người lao động
-Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc
- Kiểm tra nội bộ
- Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Lợi ích khi được chứng nhận VietGAP:
-Tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm.
-Tăng độ tin cậy của khách hàng.
- Mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.
-Tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Các cơ sở chứng nhận VietGAP:
Thực hiện Quyết định số 106/2007/QĐ-BNN ngày 20/12/2007 Quy định quản lý sản xuất và
kinh doanh rau an toàn; Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/1/2008 ban hành Quy
trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trên rau, quả an toàn tại Việt Nam (VIETGAP), Cục
Trồng trọt đã chỉ định 7 tổ chức chứng nhận sản xuất rau an toàn theo VietGAP hoạt động trên địa bàn cả nước; Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng đã chỉ định 01 tổ chức hoạt động trên địa bản tỉnh Lâm Đồng.
1. Trung tâm nghiên cứu và phát triển NN bền vững – Hội BVTVVN.
2. Viện Nghiên cứu rau quả.
3. Công ty Tư vấn đầu tư phát triển BVTV- Viện BVTV.
4. Công ty CP ENASA Việt Nam.
5. Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón Quốc gia.
6. Trung tâm Tư vấn và Phát triển nông nghiệp bền vững- Hội BVTV VN.
7. Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest 3).
8. Trung tâm Phân tích thuộc Viện Nghiên cứu hạt nhân.
Thuận lợi khi áp dụng VietGAP tại các cơ sở sản xuất
- Ngày 28 tháng 7 năm 2008, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra
Quyết định số84/2008/QĐ-BNN vềviệc banhành Quy chếchứng nhận Quy trình thựchành
sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau,quả và chèantoàn đến năm 2015.
- Nhiều cơ sở sản xuất rau quả có quy mô, đặc biệt là các vùng chuyên canh cây ăn quả đặc
sản
- Gia nhập WTO các doanh nghiệp sản xuất nhận được sự hỗ trợ vốn, kĩ thuật để sản xuất.
-Người nông dân có kinh nghiệm sản xuất, cần cù, tiếp thunhanh.
- Quy trình VietGAP dễ thực hiện, không quy định thời gian hoàn thành, các cơ sở có thể
từng bước hoàn thiện để đạt tiêu chuẩn.
-VietGAP được xây dựng trên cơ sở của quy trình GAP nênđảm bảo các tiêu chí để nông sản
Việt Nam hướng ra thị trường thế giới.
- Đã có HTX và người sản xuất đạt tiêu chuẩn EUREPGAP làm mô hình mẫu
- Đội ngũ có đủ kiến thức để thực hành và thanh tra nội bộ.
Khó khăn khi áp dụng vietGAP tại các cơ sở sản xuất:
- Chủng loại cây công nghiệp, rau quả đặc sản đa dạng nhưng lại sản xuất tự phát, manh mún.
- Qui mô nông hộ nhỏ
- Không dễ thay đổi tập tục, cách làm của người nông dân. Trong khi đó VietGAP là một quy
- Quy trình VietGAP mới chính thức được ban hành (ngày 28/1/2008) nên chưa được phổ
biến rộng rãiđến các cơ sở sản xuất và các hộ nông dân.
- Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đa phần với quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tự phát. Do đó, khó
tập trung để thực hiện sản xuất theo quy trình.
-Người nông dân chưa hiểu rõ về VietGAP, chưa biết phải thực hiện như thế nào.
- Tiêu chuẩn VietGAP yêu cầu nghiêm ngặt quy trình sản xuất an toàn như : giống, đất trồng,
nước tưới, kĩ thuật trồng...và vấn đề sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo chất lượng vệ sinh an topàn thực phẩm. Đặc biệt, yêu cầu truy nguyên nguồn gốc trồng và chăm
sóc khắt khe . Tiêu chí này đuợc xem là khó nhất đối với người nông dân.
-VietGAP đòi hỏi có đội ngũ chuyên gia có chuyên môn. Thực hiện chất lượng đòi hỏi có kĩ
thuật, hiểu biết, lập kếhoạch, cách xử lí, giám sát và lưu trữ hồ sơ...
- Muốn sản xuất rau an toàn cần phải được cơ quan chức năng chứng nhận bạn sản xuất rau trên vùng đất đủ tiêu chuẩn để sản xuất rau an toàn.Thủ tục chứng nhận VietGAP không đơn
giản.
-Các cơ sở sản xuất không đủ vốn để thực hiện sản xuất theo quy trình VietGAP.