Xác định sự có mặt của TBVTV lân hữu cơ (Wofatox)

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 72 - 73)

Nguyên lý

Wofatox cònđược gọi là Parathion Metyl có tên hóa học là O.O.Dimetyl-O- P- Nitrophenyl

Phosphorothionat cũng như các thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ khác đều không bền vững ở môi

trường kiềm NaOH và sẽ thủy phân thành Natri paranitrophenolat và Natri Dimetyl-O- Thiophosphat.

Chất Natri paranitrophenolat là một chất có màu vàng rơm, nhận dạng dễ dàng.

Cách tiến hành:

a. Chiết xuất thuốc BVTV ra khỏi sản phẩm

Căn cứ trên tính chất vật lý của thuốc bảo vệ thực vật là ít tan trong nước nhưng tan nhiều

trong các dung môi hữu cơ như axeton, silen, benzene… và alcol có phân tử lượng thấp như

cồn mêtylic, cồn etylic… vì vậy, việc chiết xuất là dung cồn etylic 90-100o kết hợp với việc

ma sát, cọ rửa bằng chổi lông, bút long và tác dụng xối rửa của bình tia dung môi.

Lấy mẫu trong lô có nghi vấn có thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ. (Ví dụ tiến hành thí nghiệm

với mẫu là dưa lê). Đặt dưa lê trong lòng phễu trên bình tam giác. Dung bình tia đựng cồn phun ướt nửa trên của mẫu. Dùng chổi lông cọ lần lượt từng phần từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. Xoay mẫu 180o và tiến hành tương tự.

b. Làm đậm đặc thuốc trong dung môi

Nếu nồng độ thuốc trong dung môi nhỏ, ta phải làm đậm đặc bằng cách cô cách thủy ở nơi

thoáng gió, trong tủ hốt.

c. Tiến hành

Lấy 3ml dung dịch mẫu kiểm tra vào ống nghiệm. Thêm 3ml NaOH 1N, Lắc đều, dung dịch

sẽ có màu vàng rơm đậm hay nhạt tùy theo nồng độ Wofatox có trong nồng độ dung dịch.

Đánh giá kết quả

- Nếu thấy dung dịch có màu vàng rơm xuất hiện: Sản phẩm có Wofatox, thuốc bảo vệ thực

vật lân hữu cơ.

- Nếu dung dịch không có màu vàng rơm xuất hiện: sản phẩm không có dư lượng thuốc

Wofatox thuốc bảo vệ thực vật lân hữu cơ.

Một phần của tài liệu Bài giảng môn học chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)