Nhìn từ góc độ nội bộ doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội (Trang 39 - 42)

Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh việc có một mục tiêu đúng, đường lối hoạt động tốt và kế hoạch hoạt động hiệu quả thì trước hết doanh nghiệp cần có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, môi trường nội bộ thuận lợi, các nguyên tắc, kỷ luật được duy trì và phát huy vai trò của nó. Hay nói cách khác, một doanh nghiệp trước khi muốn đạt được thành công bên ngoài thì cần phải xây dựng nội bộ của mình thành một tập thể vững mạnh, gây dựng một hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, đối tác bên ngoài.

Nhưng sức mạnh nội bộ ấy đến từ đâu? Nếu xem xét một cách rời rạc, doanh nghiệp là một tập hợp của những con người cùng làm việc với nhau để đạt đến mục tiêu chung đã được đặt ra. Nhưng khi nhắc đến con người thì đó là một đối tượng tương đối phức tạp, từ suy nghĩ đến hành động. Theo Hàn Phi, vì cũng là con người cho nên bản chất của mỗi nhân viên trong doanh nghiệp vốn là “ác”. Nếu hiểu như vậy thì điều này có nghĩa là bên trong mỗi con người, mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp, ngoài lợi ích chung của doanh nghiệp thì luôn tồn tại những suy nghĩ về lợi ích riêng, và những lợi ích riêng đó đôi khi lại làm ảnh hưởng đến lợi ích chung. Những xung đột về lợi ích riêng của các nhân viên có nguy cơ làm cản trở việc đạt đến mục tiêu tổ chức. Vì vậy, nếu chiếu theo tư tưởng Hàn Phi thì không thể trông chờ vào việc họ sẽ hy sinh hay nhượng bộ lợi ích riêng, mà cần phải có những biện pháp để ngăn chặn họ lại. Đó là sự cần thiết của việc cần phải có những nội quy của doanh nghiệp để hướng các nhân viên đến những nguyên tắc ứng xử chung.

Thế nhưng, để những nội quy, quy tắc ứng xử đó được tuân thủ và thực hiện đầy đủ thì không thể trông chờ vào sự tự nguyện chấp hành của mỗi nhân viên, mà cần phải có một sự áp đặt, cưỡng chế thi hành, tức là phải có “Thế”. Những quy định ấy phải được tuân thủ một cách triệt để và phải có những hình thức thưởng/phạt nghiêm minh áp dụng cho tất cả nhân viên.

Việc quản lý con người trong doanh nghiệp thì phải được thực hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là chính từ bản thân người lao động trong doanh nghiệp. Đó là ý thức mỗi người về trách nhiệm, lợi ích chung, từ việc phải biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích tập thể. Thứ hai, khi khi mà ý thức đó chưa đủ mạnh thì cần phải có

những quy định ràng buộc, ở đây là những nội quy của tổ chức, doanh nghiệp với những quy định chặt chẽ và chế độ thưởng phạt thích đáng.

Trong xuyên suốt bài viết này chúng tôi đã đưa mọi người đến với câu chuyện của Hàn Phi Tử và những ảnh hưởng của ông đến với xã hội Trung Hoa cổ đại cũng như đến với xã hội ngày hôm nay. Không chỉ Pháp trị của Hàn Phi Tử giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa cổ đại, mà nó còn giúp nhân loại có được cái nhìn mới trong việc xây dựng kỷ cương và quản lý đất nước. Pháp trị đã xuất hiện trong lịch sử như một vì sao sáng chói, tuy rằng sau đó khuất chìm sau ánh sáng của Đức trị. Nhưng tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ quản lý nhà nước và xã hội, cũng như những quan điểm và nguyên tác pháp lý như trên của Pháp trị thực sự là tiến bộ lịch sử, trở thành niềm tự hào và là nét đặc sắc của tư tưởng phương Đông đến mãi sau này.

Học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, thì xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu hết sức quan trọng.

Mặc dù, Pháp luật của chúng ta lại thiếu tính ổn định và sự cụ thể chạt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ phận cán bộ và nhân dân còn thấp dẫn đến việc coi thường trong chấp hành hoặc áp dụng pháp luật tùy tiện… là những nguyên nhân của kỷ cương phép nước không nghiêm. Những hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều suy nghĩ trong công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Tạp chí khóa học và công nghệ đại _ Đề tài: Tư tưởng trị nước của pháp gia và vai trò của nó trong lịch sử.

3. Tác giả Hồ Thích, dịch giả Huỳnh Minh Đức, Trung Quốc Triết học sử 4. Nguyễn Hiến Lê, Tuân Tử

5. Doãn chính (chủ biên), Đại cương triết học Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997

6. Nguyễn Đăng Thục, Lịch sử triết học Phương Đông, Tập I NXB TPHCM 1991. 7. Nguyễn Hiến Lế và Giản Chi, Hàn Phi Tử, NXB Văn Hóa 1994

8. Đàm Gia Kiệm, Lịch sử Văn hoá trung Quốc, Nxb Khoa học xã hội, H, 1993, 9. Hà Thúc Minh, Lịch sử Triết học Trung Quốc, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1998, 10. Lã Trấn Vũ, Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự Thật, H, 1964, 11. Nguyễn Ngọc Huy, Tư tưởng phương Đông- Gợi những đIểm nhìn tham chiếu,

Nxb Văn học, 1995,

12. Phan Ngọc, Hàn Phi Tử , Nxb Văn học, H, 2001 13.http://triethoc.edu.vn/

14.http://luathoc.cafeluat.com

15.http://vientriethoc.com

16.http://www.icevn.org

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội (Trang 39 - 42)