Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước về doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội (Trang 37 - 39)

Theo quan điểm của Hàn Phi, bản tính con người, trong trường hợp này là doanh nghiệp, vốn là “ác”. Chúng ta hiểu vấn đề này như sau. Mọi doanh nghiệp khi thành

lập đều hướng đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Và để đạt được mục đích đó, doanh nghiệp sẽ tìm đủ mọi cách, thậm chí là mọi thủ đọan để thực hiện. Phải thừa nhận rằng, trong xã hội ngày nay, bên cạnh những doanh nghiệp làm ăn chân chính vẫn còn có một bộ phận rất lớn các doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, thực hiện những hoạt động đi ngược lại sự phát triển chung của xã hội. Vì lợi ích của mình, doanh nghiệp sẵn sàng, đôi khi là vô tình hoặc cố ý, giẫm đạp lên những giá trị cơ bản nhất; cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng, xả chất thải ra môi trừơng ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng, gian lận, trốn thuế làm thất thu ngân sách nhà nước, …

Vì “bản tính ác” vốn có của các doanh nghiệp, chúng ta không thể trông chờ hay kêu gọi sự thay đổi của họ, mà phải dùng “Pháp” để ngăn chặn họ lại. Nhà nước cần ban hành những bộ luật, quy định hoạt động của các doanh nghiệp, kèm theo đó là những chế tài, hình phạt thích đáng dành cho những vi phạm. Và theo Hàn Phi, vì đời sống xã hội là không ngừng biến đổi, nên những luật này cần phải liên tục thay đổi và cập nhật cho phù hợp với sự vận động và phát triển của xã hội. Thực tế trong những năm qua, chính phủ và nhà nước ta liên tục ban hành và sửa đổi những bộ lụât, quy định điều chỉnh trong lĩnh vực này để làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp.

Nhưng để những quy định, pháp luật trên được tôn trọng và thực thi bởi các doanh nghiệp, ngoài yếu tố minh bạch, rõ ràng và tính khả thi thì pháp luật ấy cần phải có “Thế”. Đó là sự cưỡng chế thi hành. Sự cưỡng chế là một yếu tố không thể thiếu trong các văn bản luật. Pháp luật quy định những điều mà các doanh nghiệp được làm và không được phép làm, và kèm theo là những hình thức xử phạt tương ứng.

Như vậy, hành vi ứng xử của một doanh nghiệp sẽ chịu sự chi phối của hai yếu tố. Thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân của doanh nghiệp. Đó là phương châm, đường lối họat động mà doanh nghiệp đã xác định từ khi mới thành lập và trong quá trình họat động. Thứ hai, đó là những ràng buộc pháp lý, đó là “Pháp” buộc doanh nghiệp phải tuân theo. Một khi doanh nghiệp làm ăn chân chính, vì lợi ích của chính mình và vì lợi ích cộng đồng thì lúc đó “Pháp” đóng vai trò hỗ trợ, bảo vệ doanh nghiệp. Còn ngựơc lại, doanh nghiệp làm ăn thiếu trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến cộng đồng, đến xã hội thì “Pháp” sẽ đóng vai trò như một công cụ trừng phạt doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu tư tưởng pháp trị của hàn phi tử và ảnh hưởng của nó lên đời sống xã hội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w