I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại
1. Dịch hại lúa
1.2.6.2. Quy luật diễn biến:
ở các tỉnh phía Bắc, bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nặng từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 5, trên lúa chiêm xuân ở vào giai đoạn lúa con gái và trỗ bông, gây ra cháy lá và héo cổ bông làm lép hạt . Vụ mùa bệnh hại chủ yếu một số tỉnh miền núi nh− Cao Bằng, Lào cai, Lai Châu, Quảng Ninh. Bệnh ahị trên lá từ đầu tháng 8 và lên cổ bông vào cuối tháng 9- đầu tháng 10
ở các tỉnh ven biển miền Trung, bệnh phá hại trên lúa đông xuân vào tháng 12 đến đầu tháng 4 và lúa hè thu từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7.
ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh phát sinh trong gần nh− suốt cả năm, phá hại trên lúa đông xuân từ tháng 12 đến tháng 3, trên lúa hè thu trong tháng 6 đến tháng7 và trên lúa vụ 3 từ tháng 8 đến đầu tháng 10
Một số giống lúa nh− nếp, Q5, CR203, NN8, , DT10 đ−ợc xác định là giống nhiễm bệnh. Giống C70, Tạp giao, Khang dân Xuân số 2, IR1820.. là những giống lúa có năng suất cao và chống chịu bệnh đạo ôn
Những chân ruộng trũng ẩm khó thoát n−ớc, đất nhẹ giữ n−ớc kém rất phù hợp cho nấm đạo ôn phát triển và gây hại.
Bón phân đạm quá nhiều, quá muộn, bón vào lúc nhiệt độ không khí thấp và lúc cây còn non đều làm tăng mức độ gây hại của bênh
1.2.6.3. Ph−ơng pháp DTDB
a. DTDB đạo ôn trên mạ Kiểm tra : - Nguồn bệnh trên hạt giống
- Rơm ra mang bệnh
Lập ruộng dự tính:
Diện tích ruộng dự tính ít nhất 30m2, dùng giống phổ biến, nh−ng chọn giống nhiễm (nếp, NN.8 hoặc CR.203). Phân bón - cao đạm; N−ớc phải đủ. Ruộng đối chứng có diện tích t−ơng tự, giống lúa đại trà, Phân bón - t−ơng tự nông dân, n−ớc đủ.
+ Điều tra phát hiện:
- Khi mạ mới nhú đến 3-4 lá, cứ 3 ngày điều tra 1 lần, điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 100 dảnh. Nhổ một số dảnh bị chết đem về để ẩm, sau 2-3 ngày xem xét có phải đạo ôn gây chết hay không. Sau đó 5 ngày điều tra 1 lần, mỗi điểm 100 lá. Tính tỷ lệ lá bị bệnh và phân loại dạng vết bệnh.
+ Phân loại dạng vết bệnh:
Phải phân biệt đ−ợc loại hình A, B và C dựa vào biểu hiện màu sắc, đặc điểm hình thái và khả năng sinh bào tử.
Nếu vết bệnh phổ biến ở loại hình C thì cần phun thuốc làm sạch bệnh tr−ớc khi ra ruộng cấy.
Để tránh bỏ sót, điều tra thêm các ruộng mạ khác cũng với các sâu bệnh khác. Chú ý các ruộng tr−ớcđây hay có bệnh.
- Công thức tính thời kỳ tiềm dục cho vết bệnh cấp tính đạo ôn trên mạ:
Y = - 0.45x + 16.3 (với điều kiện 15 ≤ x ≤ 270C.
+ Theo dõi bảo tử:
Bẫy bào tử đ−ợc đặt trên ruộng dự tính, hàng ngày thay lam mới vào các buổi sáng, đêm về soi d−ới kính hiển vi. Tính mật độ bảo tử trên lam kính hoặc trên quang tr−ờng. Nếu thấy có bào tử trong không khí, kết hợp với thời tiết ẩm −ớt, nhiều s−ơng mù, só giờ nắng trên ngày thấp thì cần dự báo biện pháp ngăn ngừa.
b. DTDB đạo ôn cổ bông:
Tiếp tục theo dõi bệnh trên ruộng dự tính và thu bắt bào tử trên bẫy bào tử nh− phần DTDB đạo ôn trên mạ
Điều tra đạo ôn cổ bông bắt đầu thực hiện vào thời điểm cây lúa bắt đầu có bông: điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 100 bông, tính tỷ lệ bông bị bệnh. Mức độ hại phân theo thang 9 cấp của Viện lúa Quốc tế IRRI.Cấp 0: Bông hoàn toàn không mang bệnh; Cấp 1: D−ới 1% số bông bị bệnh; Cấp 3: Từ 1 - 5% số bông bị bệnh; Cấp 5: Từ 6 - 25% số bông bị bệnh; Cấp 7: Từ 26 - 50% số bông bị bệnh; Cấp 9: Trên 50% số bông bị bệnh
+ Theo dõi bào tử: Việc thay lam kính và soi bào tử đ−ợc thực hiện hàng ngày vào các buổi sáng và bắt đầu từ lúc lúa ngậm sữa chắc xanh. Néu trỗ bông kéo dài, mật độ bào tử cao sau lúc lúa trỗ, số giờ nắng trong ngày thấp và m−a ẩm liên tục hoặc ẩm độ không khí cao thì bệnh sẽ có thể nặng.
+ Điều tra bổ sung: để tăng độ chính xác trong dự tính, cần điều tra bổ sung trên diện rộng. Ph−ơng pháp điều tra t−ơng tự nh− điều tra trên ruộng dự tính. Cần chọn các trà đại diện cho giống lúa, thời vụ và chân đất. Cứ khoảng 100 ha điều tra 10 điểm tuỳ theo diện tích trồng lúa nhiều hay ít.
Chỉ tiêu khí t−ợng cần biết khi dự tính đạo ôn cổ bông:
- Nhiệt độ tối cao, tối thấp, ẩm độ t−ơng đối của không khí; Số giờ có s−ơng, tổng l−ợng m−a và diễn biến l−ợng m−a, tốc độ gió.
1.2.6.4. Biện pháp hạn chế
Làm tốt công tác DTDB bệnh bằng cách sử dụng bẫy bắt bào tử, kết hợp với theo dõi diễn biến yếu tố khí hậu thời tiết, tình hình sinh tr−ởng của cây và điều kiện đất đai phân bón, cơ cấu giống để chủ động phòng chống.
Tăng c−ờng sử dụng giống lúa chống bệnh nh− C70, C71, IR17494, X20, V15…
Bón phân cân đối, ngừng bón đạm khi bệnh đang phát triển
Phun thuốc kịp thời trên lúa con gái và lúa trỗ bông khi ổ bệnh phát sinh và phá hại trên đồng ruộng. Các loại thuốc có hiệu lực cao với bệnh nh−: Fuzi-one, Fuji và Kasai...
Cần tiến hành phòng trừ khi :10% số lá nhiễm bệnh (ở giai đoạn lúa đẻ nhánh); 5% số bông bị nhiễm bênh (ở giai đoạn lúa trỗ bông)
Nếu phát hiện thấy hạt giống nhiễm bệnh cần xử lý hạt giống bằng n−ớc nóng 540C trong 10 phút