Sâuhại khoai lang

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 99 - 104)

I. Ph−ơng pháp dự tính dự báo sâuhại

3. Sâuhại khoai lang

3.1. Khái quát tình hình sâu hại khoai lang

Các loài sâu hại khoai lang là một trong những nguyên nhân chính gây nên những tổn thất to lớn của sâu hại khoai lang trên thế giớ. Theo Talekar (1988), có 270 loài côn trùng và 17 loài nhện hại tấn công cây khoai lang, trong số đó tập hợp các loài bọ hà (Cylas spp.) đ−ợc coi là đối t−ợng dịch hại nguy hiểm nhất của khoai lang trên đồng ruộng cũng nh− trong kho bảo quản

Nhiều nghiên cứu cho thấy sản l−ợng khoai có thể giảm 50-100% do bọ hà gây ra đặc biệt ở những vùng khô hạn thuộc khu vực Đông nam á, Thái bình d−ơng và Đông Phi nh−: ở Papua New Guinea thiệt hại trung bình từ 25-50%, Indonexia thiệt hại dao động từ 5-100% tùy theo tùng địa ph−ơng. Tại TháI Lan ở những vùng khoai lang đ−ợc trồng quanh năm thì thiệt hại có thể lên tới 100%

Một số loài sâu hại khoai lang chủ yếu là bọ hà, sâu ba ba, ngài lông chim nâu,ngài lông chim trắng,sâu xếp lá,sâu đục dây,sâu voi. 3.2. Một số loài sâu hại khoai lang chủ yếu:

3.2.1.Bọ hà khoai lang Cylas formicarius Fabr 3.2.1.1. Các vụ dịch đq xảy ra

Bọ hà là một loài dịch hại quan trọng của khoai lang trên toàn thế giới, đặc biệt ở những vùng khô hạn. Loài Cylas formicarius . ĐM có nhiều đợt dịch bọ hà gây hại củ khoai lang tại ấn Độ, Đông Nam á, châu Đại D−ơng, châu Mỹ , châu Phi và vùng Caribe

Tại Việt Nam bọ hà xuất hiện và gây hại ở tất cả các vùng trồng khoai lang trong cả n−ớc, chúng th−ờng xuyên gây hại nặng ở những vùng khô hạn đất nứt nẻ

3.2.1.2. Tập quán sinh sống và quy luật phát sinh gây hại

Kết quả nghiên cứu ở n−ớc ta và ở một số n−ớc Đông Nam á cho thấy tình hình phát sinh phát triển của loài sâu hại này quan hệ chặt chẽ với điều kiện khí hậu thời tiết,đất đai và chế độ canh tác.

ở n−ớc ta năm nào thời tiêt khô và nóng là điều kiện thích hợp cho loài sâu này phát sinh phát triển mạnh.

ở miền Bắc, so với khoai mùa, khoai chiêm làm củ vào thời kỳ nhiệt độ cao (mùa hè) nên bị bọ hà phá hại nặng hơn.

Bọ hà là loài sâu hại d−ới đất,điều kiện khô hạn rất thuận lợi cho sự hoạt động của chúng. Khô hạn còn làm đất nứt nẻ,sâu tr−ởng thành có thể tìm đến các củ khoai để đẻ trứng một cách dễ dàng.

C ác ruộng khoai ở chân đất cát pha hoặc thịt nhẹ, có bón nhiều phân hữu cơ, đ−ợc chăm sóc giữ ẩm tốt, đất không bị nứt nẻ, ít bị bọ hà phá hại so với chân đất thịt nặng, nghèo mùn, và chua (dễ bị nứt nẻ khi khô hạn).

Bọ hà thích sống trong điều kiện nhiệt độ t−ơng đối cao nên các vùng đất cát ven sông hoặc vùng duyên hải có nhiệt độ đất cao hơn, khoai lang th−ờng bị bọ hà phá hại nặng hơn,hoặc trên cùng một đồi, s−ờn phía nam đất nóng hơn bọ hà cũng nhiều hơn.

Sau khi thu hoạch khoai lang, bọ hà vẫn có thể tiếp tục sinh sống trên tàn d− của cây khoai (củ, thân) và trở thành nguồn sâu cho vụ sau. Chính vì vậy, những ruộng trồng khoai liên rục nhiều năm, th−ờng bị bọ hà hại rất nặng. Nói chung trên các chân đất lạ, mới trồng khoai vụ đầu th−ờng rất ít bị loài sâu này phá hại. ở vùng Quảng đông Trung quốc,mỗi năm bọ hà phát sinh 6 - 7 lứa. Về mùa đông, bọ tr−ởng thành và sâu non, nhộng có thể qua đông. Trong các tàn d− ở ruộng hoặc trên các ký chủ phụ đến tháng 3 năm sau mới b−ớc vào thời kỳ hoạt động phá hại.

3.2.1.3. Ph−ơng pháp dự tính dự báo:

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến sâu trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra toàn bộ số cây có trong 1m2 ngẫu nhiên

Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ cây bị bọ hà hại (%)

Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm hoặc những giống có củ ăn nông, hoặc những ruộng thu hoạch muộn, ở giai đoạn cây khoai lang có củ, ruộng bị thiếu n−ớc mặt đất khô nứt

3.2.1.3. Biện pháp phòng trừ

- Các chân đất trồng khoai lang nhất thiết phải thực hiện luân canh,tốt nhất là với lúa.

- ở vùng trồng khoai lang cần triệt để tiêu diệt các ký chủ phụ của bị hà,các cây dại trong họ bìm bìm.

- Những ruộng khoai bị bọ hà phá hại, khi thu hoạch, cần thu nhặt triệt để các tàn d− trên ruộng. Khoai bị hại nên sử dụng ngay, không cất giữ chung với khoai tốt. Phần không sử dụng đ−ợc nên ngâm n−ớc để làm phân.

- Các ruộng trồng khoai lang cần thực hiện đầy đủ các biện pháp t−ới n−ớc giữ ẩm và vun luống đúng lúc, tránh để cho ruộng bị khô hạn, nứt nẻ.

- Vào thời kỳ bọ hà tr−ởng thành bắt đầu xuất hiện, dùng các lát khoai t−ơi đặt rải rác trong ruộng và xung quanh bờ, trên phủ cỏ khô dẫn dụ chúng đến ăn rồi bắt giết (gạt vào thùng chứa n−ớc thuốc.. Cũng có thể dùng bả độc bằng cách ngâm các lát khoai t−ơi vào dung dịch thuốc Dipterex nồng độ 0,2% trong khoảng 12 - 24 giờ, sau khi vớt ra hong khô rồi đem đặt vào ruộng bọ hà ăn loại khoai bả độc này sẽ bị chết.

Hoặc có thể dùng Pheromone thu bắt tr−ởng thành đực sau đó phun chế phẩm nấm Beauveria bassiana lên cơ thể sau đó lại thả chúng trở lại tự nhiên để chúng có tác dụng lây nhiễm nấm lên cơ thể tr−ởng thành cái và nấm sẽ tiêu diệt chúng

3.2.2. Bệnh ghẻ khoai lang (Sphaceloma batatas) 3.2.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra 3.2.2.1. Các vụ dịch đq xảy ra

Là một trong những bệnh chính hại thân lá khoai lang. Bệnh phân bố rộng rMi vàgây hại nặng ở những vùng khí hậu nóng ẩm thuộc khu vực châu á và Thái Bình D−ơng và một số n−ớc thuộc vùng Nam Mỹ

ở n−ớc ta trong những năm gần đây bệnh trở thành một đối t−ợng gây hại chính phân bố ở hầu hết các vùng trồng khoai lang làm giảm sút năng suất, ảnh h−ởng nghiêm trọng đến sinh tr−ởng thân lá khoai

3.2.2.2. Quy luật diễn biến

Bệnh truyền lan chủ yếu qua vết th−ơng cơ giới, do cọ sát hoặc sau những trận m−a lớn làm dập nát lá hoặc sử dụng những dây giống đM nhiễm bệnh

Khoai lang trồng nơI đất thấp, đất thịt nặng bị nhiễm bệnh nặng hơn; khoai lang trồng thành bMI bị hại nặng hơn so với khoai trồng theo luống

Ơr nứoc ta bệnh xuất hiện cả 2 vụi xuân hè và đông xuân nh−ng bệnh gây hại nặng hơ trong vụ xuân hè

Giai đoạn 50-60 ngày sau trồng là giai đoạn dễ nhiễm bệnh nhất Giống khoai Muống, Bí, Chiêm Dâu bị bệnh hại nặng , giống khoai Hoàng Long t−ơng đối chống bệnh

Điều tra th−ờng kỳ diễn biến bệnh trên đồng ruộng, kết hợp với việc theo dõi diễn biến thời tiết và giai đoạn sinh tr−ởng cây trồng để quyết định các biện pháp phòng trừ cho thích hợp

Chọn ruộng đại diện cho giống, thời vụ, đất đai, nền phân bón.. Mỗi rụông điều tra 5 điểm chéo góc; mỗi điểm điều tra 20 ngọn ngẫu nhiên Chỉ tiêu điều tra là tính tỷ lệ ngọn bị bệnh (%)

Cần đề phòng dịch xảy ra ở những ruộng trồng giống nhiễm ở giai đoạn 50-60 ngày sau trồng

Cần tiến hành phòng trừ khi 10 % số ngọn khoai bị nhiễm bênh

3.2.2.4.Biện pháp ngăn ngừa và dập dịch

Sử dụng dây giống sạch bệnh

Khoai nên trồng theo luống để chủ động t−ới tiêu n−ớc

Đ−a thêm các giống chống bệnh vào cơ cấu giống để hạn chế sự gây hại của bệnh

Khi phát hiện bệnh xuất hiện nên dùng Score, Mancozeb hoặc Boocdo để phun

Câu hỏi ôn tập:

Câu 1. Trình bày biến động số l−ợng của sâu đục thân lúa 2 chấm d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 2. Trình bày biến động số l−ợng của rầy nâu hại lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 3. Trình bày biến động số l−ợng của sâu cuốn lá nhỏ hại lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 4. Trình bày biến động số l−ợng của bọ xít dài hại lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 5. Trình bày biến động tỷ lệ và chỉ số bệnh của bệnh đạo ôn hại lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 6. Trình bày biến động tỷ lệ và chỉ số bệnh của bệnh khô vằn hại lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 7. Trình bày biến động tỷ lệ và chỉ số bệnh của bệnh bạc lá lúa d−ới tác động của một số yếu tố sinh thái.

Câu 8. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu đục thân ngô phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 9. Trình bày các điều kiện tối −u để sâu xám phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 10. Trình bày các điều kiện tối −u để rệp ngô phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 11. Trình bày các điều kiện tối −u để bệnh đốm lá lớn hại ngô phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 12. Trình bày các điều kiện tối −u để bệnh đốm lá nhỏ hại ngô phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 13. Trình bày các điều kiện tối −u để bọ hà hại khoai lang phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Câu 13. Trình bày các điều kiện tối −u để bệnh ghẻ củ hại khoai lang phát sinh thành dịch và biện pháp phòng ngừa, dập dịch.

Ch−ơng 7. biến động số l−ợng của các dịch hại chính trên cây công nghiệp

Một phần của tài liệu Bảo vệ thực vật (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)