- Mèo tam thể
2. Liên kết không hoàn toàn:
Nếu F1 của thí nghiệm trên lấy ruồi cái đem lai phân tích, kết quả được như sau: TÁI TỔ HỢP VÀ TRAO ĐỔI CHÉO 1. Tái tổ hợp:
-Khi các gien liên kết không hoàn toàn, xuất hiện các giao tử dạng mới không giống của cha mẹ, có sự sắp xếp lại các gen. Hiện tượng này được gọi là tái tổ hợp và các dạng mới xuất hiện gọi là dạng tái tổ hợp. Để đánh giá mức độ liên kết, nhóm Morgan đưa thêm khái niệm tái tổ hợp. Đó là số phần trăm cá thể tái tổ hợp so với tổng cá thể trong thí nghiệm. Ví dụ trong thí nghiệm lai ruồi nói trên, có tất cả 1000 cá thể thì 170 cá thể dạng tái tổ hợp, tức 17% ( 1% là đơn vị đo tái tổ hợp). Tần số này đươc tính theo công thức:
(Số cá thể tái tổ hợp / Tổng số cá thể ) *100 = % tái tổ hợp -Nhiều thí nghiệm cho thấy tần số tái tổ hợp của 2 gen là một số tương đối ổn định từ lần lai này qua lần lai khác và không phụ thuộc sự sắp xếp, như 2 allele trội cùng phía trên 1 NST (gọi là vị trí cis) AB/ab hay chéo nhau trên 2 NST (trans) Ab/aB.
-Tuy nhiên, tần số tái tổ hợp giữa các cặp gien khác nhau thì thay đổi đáng kể.
-Trong thời gian đầu nghiên cứu tái tổ hợp, Morgan muốn kí hiệu thế nào đó để dễ nhận dạng các kết quả lai và ông giao nhiệm vụ này cho Alfred
Sturtevant, lúc đó đang là sinh viên đại học. Trong một đêm, Alfred đã tìm ra phương pháp mô tả mối quan hệ liên kết gien, đến nay vẫn được sử dụng.
-Ví dụ, trong lai phân tích giữa 2 gen pr (purple-mắt đỏ thẫm) và vg sẽ nhận được:
pr vg / pr vg 165 kiểu cha mẹ
+ + / pr vg 191 (không tái tổ hợp)
-Trong thí nghiệm này, tổng số giao tử cái là 400, trong đó 44 dạng tái tổ hợp (11%). Alfred cho rằng, có thể dùng phần trăm tái tổ hợp đó để định lượng khoảng cách theo đường thẳng giữa 2 gien trên bản đồ di truyền hay còn gọi là bản đồ liên kết gen.