Nguồn dẫn động

Một phần của tài liệu Lịch sử robot (Trang 42 - 44)

Nguồn dẫn động thường được lắp bên cạnh tủ điều khiển. Trên các robot công nghiệp có thể sử dụng đồng thời nhiều nguồn dẫn động như điện, dầu ép, khí

Bộ khuếch đại Trục Vị trí yêu cầu Bộ so sánh vị trí Bộ so sánh tốc độ Van servo hay SCR Động cơ Bộ khuếch đại Bộ mã hoá vị trí Máy phát tốc Phản hồi tốc độ Phản hồi vị trí

nén. Tuỳ theo dạng nguồn dẫn điện động được sử dụng trên robot mà cấu tạo của phần nguồn cung cấp có thể thay đổi rất đa dạng.

Nguồn dẫn động cũng là một đặc điểm quan trọng khác của robot, nguồn dẫn động trong chừng mực nào đó ảnh hưởng đến không gian làm việc của robot. Ngoài ra việc thay đổi nguồn dẫn động (mà hiện nay được chế tạo theo từng cụm đặc trưng) sẽ giúp nhanh chóng thay đổi kiểu, dạng của robot để phục vụ cho những yêu cầu công việc khác nhau. Ta sẽ khảo sát những mẫu robot sử dụng các nguồn dẫn động đặc trưng này.

Ưu điểm:

(1) Lực năng lớn (2) Tốc độ chạy êm

(3) Dầu ép không nén được, nên các khớp robot có thể được khoá cứng ở một vị trí xác định.

(4) Sử dụng cho điều khiển servo rất tốt. (5) Tự bôi trơn và tự làm nguội.

(6) Hoạt động có thể dừng quá tải không làm hư hỏng hệ thống. (7) Đáp ứng nhanh.

(8) An toàn ở áp suất cháy nổ. (9) Tác động êm ở tốc độ thấp.

Như vậy, theo những chỉ số vật lý, robot với truyền động thuỷ lực là loại có công suất và tải trọng mang lớn nhất. Các xy lanh thuỷ lực với kết cấu gọn có thể được lắp đặt ở các khuỷu tay gắp và ngay cảở khâu nối giá để cung cấp các chuyển động chuyển dời và chuyển động định hướng với lực hoạt động lớn. Tuy nhiên bên cạnh ưu điểm nêu trên, giá thành của loại này cao hơn các loại dùng truyền động điện hay khí nén. Ngoài ra truyền động thuỷ lực còn yêu cầu phải trang bị bơm, đường dẫn lưu chất, hệ thống van và ngay cả máy thuỷ lực tạo áp suất cao để phụ trợ.

Bên cạnh tay máy và bộ điều khiển bằng máy tính, robot được trang bị thêm bơm, bể chứa dầu, bộ lọc và bộ ổn áp, các van điều khiển servo trong phần nguồn dẫn động.

Robot với nguồn dẫn dầu ép cũng chỉ đạt được một số ưu điểm giới hạn. Khác với nguồn dẫn khí nén, thể tích dầu hầu như không thay đổi (không nén được) dưới áp lực; và dầu có thểđược bơm dưới áp lực cao, có thểđạt từ 3000 đến 5000 psi; vì vậy, truyền động dầu ép có thể đạt được lực lớn và tác động nhanh. Truyền động thuỷ lực cung cấp cho robot khả năng mang tải lớn và chính xác.

Được dẫn động dưới áp lực cao, các robot dầu ép có thể điều chỉnh được sai số vị trí bé một cách nhanh chóng và chính xác nhờ các van điều khiển servo dạng vòi phun lá chắn, truyền động dầu ép còn có ưu điểm là êm.

Hạn chế của nguồn dẫn dầu ép

(1) Chi phí cho một hệ thống dầu ép thông thường khá cao. (2) Không thích hợp cho cơ cấu quay với tốc độ nhanh. (3) Cần có đường xả dầu về bể.

(4) Khó giảm kích thước hệ thống do áp suất và tốc độ dầu cao.

(5) Nguồn dẫn dầu ép không phổ biến trong các nhà máy như các nguồn dẫn khí nén và điện.

(6) Chiếm chỗ trên mặt bằng nhiều hơn các nguồn dẫn khác.

(7) Sự rò rỉ dầu sau một thời gian hoạt động và có thể trở thành mối nguy hại gây cháy trong ứng dụng hàn đường. Các thiết bị phụ theo như động cơ điện, bơm cao áp, bồn chứa, các thiết bị điều khiển làm tăng năng lượng tiêu hao, chi phí chế tạo và bảo trì.

Một phần của tài liệu Lịch sử robot (Trang 42 - 44)