Chiến lược phát triển mạng lưới giao dịch và kênh phân phối: thiết kế

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng vp bank chi nhánh nghệ an (Trang 30 - 31)

lại mô hình chỉ nhánh và phòng giao dịch theo tiêu chuẩn mới; đa dạng hóa

kênh phân phối, đặc biệt là các kênh phân phối hiện đại online và đại lý phụ như đại lý chỉ trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ, đại lý thu đổi ngoại tệ...tập như đại lý chỉ trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ, đại lý thu đổi ngoại tệ...tập

trung phát triển mạng lưới.

- Mô hình tổ chức và chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực: tăng

cường và củng cô bộ máy quản trị nội bộ và hỗ trợ phát triển kinh doanh,

nâng cao vai trò và hỗ trợ của các khối, trung tâm, phòng ban chức năng tại

Hội sở. Xây dựng chính sách đãi ngộ cạnh tranh, có chiến lược đào tạo nâng

cao trình độ và chất lượng công tác của cán bộ nhân viên.

- Chiến lược Marketing —- PR: xây dựng và phát triển thương hiệu, tái

định vị thương hiệu, đổi tên ngân hàng, xây dựng hệ thống nhận diện phù hợp

với VP Bank trong giai đoạn mới; có các chương trình và chiến lược marketing — RP thích hợp.

- Chiến lược và chính sách quản trị rủi ro, xây đựng mô hình quản trị rủi ro tiên tiến, thay đổi quan điểm bảo thủ trong chính sách tín dụng.

Từ chiến lược phát triển của VP Bank trong thời gian tới, VP Bank —

Nghệ An đã đưa ra định hướng để phát triển hoạt động CVTD tại chỉ nhánh

mình trong tương lai như sau:

- Về sản phâm: định hướng của VP Bank - Nghệ An là cung cấp cho khách hàng những sản phẩm CVTD hữu ích nhất, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương một cách đầy đủ và nhanh chóng nhất.

- Về thị trường: VP muốn chiếm lĩnh thị trường cho vay tiêu dùng khu vực Tỉnh Nghệ An và các vùng lân cận. Trở thành Ngân hàng cung cấp các

sản phẩm CVTD lớn nhất khu vực.

2.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại VP Bank - Nghệ An 2.3.2.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm cho vay tiêu dùng

- Mặc dù các thuộc tính cơ bản của một sản phẩm dịch vụ Ngân hàng

đã được xác định ngay từ đầu, nhưng trong quá trình sử dụng các Ngân hàng luôn tìm cách bổ sung các thuộc tính mời nhằm ngày càng hoàn thiện nó. Một sản phẩm Ngân hàng hoàn thiện được khách hàng đánh giá dựa trên các tiêu chí:

+ Hiệu quả mang lại cho khách hàng.

+ Thái độ phục vụ tốt của cán bộ nhân viên.

+ Tốc độ xử lý nhành.

+ Trình độ công nghệ hiện đại.

- Hiện nay có rất nhiều các TCTD cung cấp sản phẩm dịch vụ CVTD. Khi sử dụng sản phẩm, khách hàng thường có sự so sánh, đánh giá, quyết

Nâng cao chất lượng CVTD tại Ngân hàng VP Bank - Nghệ An

định lựa chọn sử dụng sản phẩm nào có mức độ hoàn thiện và chất lượng cao nhất. Như vậy, mức độ hoàn thiện và nâng cao chất lượng của sản phẩm dịch

vụ sẽ là nhân tố quyết định sự trung thành, mối quan hệ lâu đài giữa Ngân hàng và khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thể hiện quyết tâm: “hoàn thiện trên từng bước tiến”, VP Bank không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đem lại cho khách hàng sự lợi ích và

thuận lợi tối đa khi giao dịch với Ngân hàng. Do đó VP Bank - Chi nhánh Nghệ An cần tập trung vào các hướng sau:

+ Tăng cường hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, thông tin kịp

thời cho khách hàng về những đổi mới của sản phẩm dịch vụ, nhất là những

đổi mới có lợi cho khách hàng.

+ Bồ sung những tính năng mới cho sản phẩm, tức là tăng tính năng sử

dụng của sản phẩm.

+ Đưa ra các ý kiến nhằm cải tiến quy trình nghiệp vụ CVTD. Việc cải tiến quy trình nghiệp vụ CVTD nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, gọn nhẹ, giảm thời gian và chi phí cho khách hàng trong việc làm thủ tục vay tiêu dùng.

+ Xây dựng nếp văn hóa văn minh, lịch sự trong Ngân hàng, đặc biệt

quan tâm đến thái độ, tác phong giao tiếp với khách hàng. Đây là một vũ khí cạnh tranh giữa các Ngân hàng trong thời buổi cạnh tranh hiện nay.

+ Cán bộ nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên thái độ, phong cách phục vụ và giao tiếp của họ sẽ tạo ra hình ảnh tốt hay xấu về Ngân hàng trong lòng khách hàng. Điều này không chỉ giúp Ngân hàng giữ được khách hàng mà còn có thể thu hút khách hàng mới. Vì vậy, ngoài việc

quan tâm đến đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ Ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc đào tạo cho các cán bộ nhân viên về văn hóa Ngân hàng nói

chung và phong cách giao tiếp nói riêng, nâng cao nhận thức và thái độ của nhân viên theo hướng luôn coi khách hàng là người quan trọng nhất và thỏa

mãn nhu cầu của họ là nhiệm vụ quan trong nhất.

2.3.2.2. Phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng mới

- Hoàn thiện sản phẩm chỉ là việc tạo ra những phiên bản mới trên

những sản phẩm hiện tại với những tính năng ưu việt hơn dựa trên những sản

phẩm hiện tại. Cùng với việc hoàn thiện sản phẩm, Ngân hàng rất coi trọng việc phát triển sản phẩm mới. Phát triển sản phẩm mới là nội dung vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển sản phẩm của mỗi Ngân hàng. Bởi sản phẩm mới sẽ làm đa dạng hơn danh mục sản phẩm kinh doanh, giúp Ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu mới phát sinh của khách hàng, từ đó tăng tính

cạnh tranh, tăng vị thế, uy tín và hình ảnh của Ngân hàng trên thị trường.

- Phát triển CVTD đối với cán bộ công nhân viên. Thực tế cho thấy, hầu hết đối tượng cho vay của các Ngân hàng hiện nay đều là những người có

Một phần của tài liệu đề tài nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng việt nam thịnh vượng vp bank chi nhánh nghệ an (Trang 30 - 31)