Đến nay, các hình thức đầu tư dành cho tư nhân tham gia vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị còn ít và có rất nhiều hạn chế. Do vậy trong thời gian tới, muốn thu hút thêm lượng vốn đầu tư của khu vực tư nhân thi việc đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư tư nhân là việc hết sức có ý nghĩa. Đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút và nâng cao chất lượng các nguồn vốn đầu tư như bán hoặc cổ phần hóa một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước đang kinh doanh cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị, cho thuê tài sản trong một thời gian nhất định, đấu thầu quản lý khai thác cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. Vốn Ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho công tác quy hoạch, hỗ trợ đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trọng yếu, tạo điều kiện để nhà nước và tư nhân cùng làm. Đối với các công trình kinh kinh doanh sinh lời, Nhà nước không
đâù tư chỉ tạo chính sách khuyến khích vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác. Các hình thức đầu tư khác mà tư nhân có thể tham gia đó là :
Nhượng quyền : không chỉ giao cho đối tác tư nhân trách nhiệm về vận
hành và bảo dưỡng tài sản của một cơ sở mà còn cả trách nhiệm đầu tư. Tuy nhiên, việc sở hữu tài sản vẫn thuộc về Chính phủ, và quyền đối với tất cả tài sản sẽ thuộc về Chính phủ khi hết hạn hợp đồng. Một đối tác tư nhân lãnh trách nhiệm tìm kiếm một nguồn tài chính cho đầu tư, điều hành dịch vụ và thu phí thỏa thuận này áp dụng cho những khu vực địa lý và hành chính nhất định. Đối tác tư nhân sẽ thanh toán phí hàng năm và có thể được mức trợ giá hàng năm tùy theo điều kịên tài chính của dịch vụ. Ưu điểm của nhượng quyền là nó chuyển giao tòan bộ trách nhiệm vận hành và đấu thầu sang cho khu vực tư nhân, như vậy sẽ đảm bảo cho hiệu quả hoạt động. VD: Nhượng quyền cấp nước ở Buenos Aires, trong năm 1993, một tập đoàn quốc tế (đứng đầu bởi công ty Lyonaise des Eaux – Dumes) đã thắng thầu việc nhượng quyền duy trì và điều hành hệ thống cấp nước trong vòng 30 năm. Nguồn thu sẽ thu trực tiếp từ những người được thầu, những người này cũng có trách nhiệm nâng cấp và mở rộng hệ thống. Tất cả tài sản cố định vẫn là của Chính phủ.
Mua lại quyền quản lý ( MBO): Cơ quan Nhà nước mong muốn trở
thành cơ quan thúc đầy có thể cho phép một bộ phận chức năng đang huy động tốt thương thảo mua lại chức năng này, thường thì bằng vốn đầu tư của Tư nhân. Công ty loại MBO như vậy trở thành một đầu tư tư nhân, nhưng nó thường được hưởng ưu đãi ký hợp đồng lâu dài với cơ quan, tất cả các công nhân viên chuyển sang công ty mới và công ty mẹ có rất ít hay không có trách nhiệm gì với các nhân viên này. Một khi hợp đồng hết hạn hay được ký lại , MBO sẽ phải cạnh tranh với các công ty tư nhân khác.
Giao thầu : là hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước và một tổ chức Tư
kiểm soát nội bộ để theo dõi việc thực hiện của nhà thầu đối với các quy định của hợp đồng và xác định quy trình thanh toán. Chính quyền có thể giao thầu một phần chức năng của doanh nghiệp như phương cách để giảm bớt quy mô của nó hay như một biện pháp tư nhân hóa
Hợp đồng quản lý: Hợp đồng này nhằm chuyển giao trách nhiệm vận
hành và bảo dưỡng sang cho các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân tìm cách cải thiện hiệu quả và họ được một khoản phí cố định
Hợp đồng cho thuê : Một doanh nghiệp tư nhân thuê tài sản của Chính
phủ và đảm nhiệm việc vận hành và bảo dưỡng tài sản đó. Thực chất, đây là việc bên đi thuê mua quyền đối với dòng thu nhập từ hoạt động của cơ sở nên họ chịu phần lớn rủi ro
Bán khoán : bán khoán có thể xảy ra thông qua việc bán tài sản hoặc
bán cổ phần, bán khoán tòan bộ sẽ tạo cho khu vực tư nhân chịu trách nhiệm tòan bộ về vận hành, bảo dưỡng và đầu tư. Nhưng không giống như trong nhượng quyền, bán khóan chuyển giao sở hữu sang cho khu vực tư nhân còn ở trong nhượng quyền thì Chính phủ vẫn đề ra những quy định để đảm bảo tài sản của mình được trả lại trong tình trạng tốt nhất.
Như trên đã thấy, có rất nhiều kiểu quan hệ giữa nhà nước và tư nhân trong cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị nhưng việc chọn mô hình nào lại dựa trên nhiều yếu tố, nhưng điều quan trọng nhất là phải cân bằng giữa lợi ích của cả ba bên : Người sử dụng nước, Đơn vị vận hành và Người sở hữu hệ thống nước.
KẾT LUẬN
Vai trò của đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ngày càng được khẳng định nhất là trong môi trường hội nhập như hiện nay. Đất nước ta đang ngày càng đi lên, nhu cầu về vốn đối với việc phát triển
cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị là hết sức cấp bách và đã được chứng minh. Việc cần làm hiện nay là làm thế nào để thu hút thêm đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị? Đây không phải là việc làm riêng của nhà nước, mà của tất cả những ai quan tâm đến việc một cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị Việt Nam hiện đại, sánh ngang tầm với các đô thị trên thế giới.
Trong Chuyên đề này, em đã nêu ra một số giải pháp nhằm thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị dựa trên những gì tìm hiểu được trong quá trình thực tập. Hy vọng rằng, nó sẽ phần nào giải quyết bài tóan về việc thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị trong giai đoạn hiện nay.
Để hòan thành bản chuyên đề này em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung cùng các cán bộ trong Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị, Bộ kế hoạch đầu tư. Mặc dù đã tìm hiểu kỹ lưỡng nhưng không thể không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô để chuyên đề của em thêm hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2005), “ Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng Việt Nam ”, Chuyên ngành cấp nước và vệ sinh môi trường
2. Vụ kết cấu hạ tầng và đô thị ( 2005), “ Thực trạng và một số giải pháp khoa học chủ yếu nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị ”, Tóm tắt đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
3. Giáo trình “ Kinh tế công cộng ”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân.
4. UNIDO : Hướng dẫn phát triển cơ sở hạ tầng qua các dự án BOT
5. Ngân hàng thế giới : Thu hút khu vực tư nhân vào phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
6. Các website: www. mpi.gov.vn www. gso.gov.vn www. vietbao.vn www. mot.gov.vn www. vietnamnet.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐTPT ... Đầu tư phát triển CSHTĐT...Cơ sở hạ tầng đô thị
CSHTCNĐT...Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị NSNN...Ngân sách nhà nước
DNNN...Doanh nghiệp nước ngòai DN...Doanh nghiệp
BOO...Building operation transfer PPP...Public private partnerships BOO...Build operate own
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương 1 : Đầu tư và đầu tư tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...3
1.1. Cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...3
1.1.1. Cơ sở hạ tầng và phân loại cơ sở hạ tầng...3
1.1.1.1. Khái niệm chung về cơ sở hạ tầng...3
1.1.1.2. Phân loại cơ sở hạ tầng...5
1.1.2. Cơ sở hạ tầng đô thị và phân loại cơ sở hạ tầng đô thị...7
1.1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng đô thị...7
1.1.2.2. Phân loại cơ sở hạ tầng đô thị...8
1.1.3. Cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...9
1.1.3.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...9
1.1.3.2. Vai trò của cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...9
1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...12
1.2.1. Một số quan niệm về đầu tư và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...12
1.2.1.1. Khái niệm về đầu tư phát triển...12
1.2.1.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...13
1.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...14
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị 15 1.2.3.1. Vốn Ngân sách Nhà nước...16
1.2.3.2. Vốn ODA...17
1.2.3.3. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...18
1.2.3.4. Vốn từ các doanh nghiệp, tư nhân và các nguồn khác...18
1.3. Sự cần thiết của đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...19
1.3.1. Đặc điểm của sản phẩm cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...19
1.3.2. Chủ trương đa dạng hóa nguồn lực cho đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng cấp nước đô thị...20
1.3.3.Yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngành nước...22
Chương II: Thực trạng đầu tư tư nhân trong phát triển ...25
2.1. Tổng quan về vốn đầu tư và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...25
2.1.1.Thực trạng vốn đầu tư trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...25
*Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:...25 2.1.2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ...29
2.2. Thực trạng đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...31
2.2.1. Thực trạng quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư tư nhân trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...31 2.2.2.Tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...32 2.2.3. Thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các hình thức đầu tư...35
2.2.3.1. Thực trạng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo các dự án...35 2.2.3.2. Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo hình thức BOT...37 2.2.3.3. Đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị theo hình thức PPP ( Public private partnerships)...41
2.3. Đánh giá chung về đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị. ...44
2.3.1. Thành tựu và nguyên nhân của thành tựu:...44 2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế...48
Chương 3: Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân trong phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...50
3.1. Phương hướng, mục tiêu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...50
3.1.1. Cơ sở xác định phương hướng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...50
3.1.1.1. Quan điểm phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...50 3.1.1.2. Phương hướng, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị:...51
3.1.1.3. Dự báo nhu cầu nguồn vốn đến năm 2015 cho việc cung cấp
dịch vụ cấp nước đô thị...52
3.2. Giải pháp thu hút đầu tư tư nhân phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...56
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu hút đầu tư tư nhân tham gia phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...56
3.2.1.1. Chính sách giá nước :...56
3.2.1.2. Môi trường pháp lý:...57
3.2.1.3. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: ...59
3.2.2. Hoàn thiện môi trường kinh doanh của ngành nước...59
3.2.2.1. Công tác quy hoạch và điều phối cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị...59
3.2.2.2. Đổi mới cơ chế tổ chức quản lý:...60
3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngành:...62
3.2.3. Đa dạng và mở rộng các phương thức đầu tư...68
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH
1.BẢNG
Bảng 2.1 : Vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ...26 giai đoạn 2002-2007...26 Bảng 2.2: Quy mô và tốc độ tăng của nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2007...27 Bảng 2.3 : Quy mô và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001- 2007...30 Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2001 – 2007...33 Bảng 2.5 : Số dự án và cơ cấu dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001- 2007...36 ...45 Bảng 2.6 : Năng lực cấp nước đô thị tăng thêm giai đoạn 2001-2007...46 Bảng 3.1 : Dự báo nhu cầu nguồn vốn tới năm 2015 cho việc cung cấp dịch vụ cấp nước cho 100% các khu vực đô thị (Tỷ USD)...54 Bảng 3.2 : Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị giai đoạn 2008-2015...55 2. HÌNH
Hình 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp nước đô thị qua các năm từ 2001 – 2007:...33