Công tác ván khuôn.

Một phần của tài liệu HD Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công (Trang 31 - 32)

1. Chuẩn bị.

- Ván khuôn phải được xếp đúng chủng loại để tiện sử dụng.

- Bề mặt ván khuôn phải nhẵn, phẳng, được bảo dưỡng sau mỗi khi tháo dỡ ván khuôn đồng thời ván khuôn phải được cạo sạch bê tông khô và đất bám vào.

2. Yêu cầu.

- Đảm bảo đúng hình dạng, kích thước kết cấu. - Đảm bảo độ cứng và độ ổn định.

- Phải phẳng, khít nhằm tránh mất nước ximăng.

- Không gây khó khăn cho việc tháo lắp, đặt cốt thép, đầm bêtông.

- Hệ giáo, cột chống phải kê trên nền cứng và dùng kích để điều chỉnh chiều cao cột chống.

3. Lắp ván khuôn cột.

- Ghép sẵn 3 mặt ván khuôn cột thành hộp.

- Xác định tim cột, trục cột, vạch chu vi cột lên sàn để dể định vị.

- Lồng hộp ván khuôn cột vào khung cốt thép, sau đó ghép nốt mặt còn lại. - Đóng gông cột: Gông cột gồm 2 thanh thép chữ U có lỗ luồn hai bulông. - Các gông được đặt theo kết cấu thiết kế và sole nhau để tăng tính ổn định theo hai chiều.

- Dọi kiểm tra tim và độ thẳng đứng của cột.

- Giằng chống cột: dùng hai loại giằng cột. Phía dưới dùng các thanh chống gỗ hoặc thép, một đầu tì lên gông, 1 đầu tì lên thanh gỗ tựa vào các móc thép dưới sàn. Phía trên dùng dây neo có kích điều chỉnh chiều dài, một đầu móc vào mấu thép được để chờ sẵn khi đổ bê tông sàn, đầu còn lại neo vào gông trên cột.

4. Lắp ván khuôn dầm, sàn.

- Lắp dựng hệ giáo PAL tạo thành hệ giáo với khoảng cách giữa các đầu kích đỡ xà gồ là 1,2m.

- Gác các thanh xà gồ lên đầu kích theo 2 phương dọc và ngang, chỉnh kích đầu giáo, chân giáo cho đúng cao trình đỡ ván khuôn.

- Lắp đặt ván đáy dầm vào vị trí, điều chỉnh cao độ, tim cốt và định vị ván đáy.

- Dựng ván thành cột, cố định ván thành bằng các thanh nẹp và thanh chống xiên.

- Đặt ván sàn lên hệ xà gồ và gối lên ván dầm. Điều chỉnh và cố định ván sàn.

- Do bản cánh thang nghiêng so với phương ngang nên hệ cột chống phải cấu tạo hợp lí để đảm bảo hệ ván khuôn vững chắc, đúng hình dạng và chịu được lực xô ngang khi đổ bêtông.

6.Công tác tháo dỡ ván khuôn.

- Quy tắc tháo dỡ ván khuôn: “ Lắp sau, tháo trước. Lắp trước, tháo sau”. - Chỉ tháo ván khuôn một lần theo thiết kế, sau khi cấu kiện đã đủ khả năng lực (Đạt được khoảng 70% cường độ chịu lực của bêtông). Khi tháo dỡ ván khuôn cần tránh va chạm vào các cấu kiện khác vì lúc này các cấu kiện khác có khả năng chịu lực còn rất kém.

- Ván khuôn sau khi tháo cần xếp gọn gàng thành từng loại để tiện cho việc sửa chữa và sử dụng ở các phân khu khác trên công trình.

Một phần của tài liệu HD Đồ Án Kỹ Thuật Thi Công (Trang 31 - 32)