Những tồn tại và hạn chế của thị trường bảohiểmphi nhânthọViệt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (2).DOC (Trang 60 - 70)

- Đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập về tự do hoá thương mại và dịch vụ tài chính: Trong quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ tài chính, bảo hiểm là điều kiện quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EU) và Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ. Nhờ đó, góp phần gia tăng quy mô trao đổi thương mại hàng hoá và dịch vụ và thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài.

Có thể nói việc đẩy mạnh quá trình hội nhập, mở cửa đã đem lại nhiều lợi ích, đóng góp cho sự phát triển của TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng. Vì vậy, cần tăng cường đẩy mạnh hơn nữa việc mở cửa và hội nhập với thị trường bảo hiểm thế giới trong thời gian tới.

2.2.2. Những tồn tại và hạn chế của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam Việt Nam

Mặc dù TTBH phi nhân thọ có có những bước phát triển đáng kể như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu phát triển KT-XH trong điều kiện hội nhập quốc tế, TTBH PNT đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại như sau:

2.2.2.1. Hệ thống chính sách, pháp luật chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ.

KDBH là hoạt động mang tính đặc thù, nó cỏ ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống KT-XH và nó phụ thuộc rất lớn vào hệ thống chính sách pháp luật . Tuy nhiên, đến nay hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực KDBH ở Việt Nam chưa được hoàn thiện, chưa đồng bộ. Một số qui định đã ban hành nhưng khi thực

hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của TTBH nói chung và TTBH phi nhân thọ nói riêng.

- Luật KDBH qui định đảm bảo các chính sách phát triển TTBH, cũng như bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của các DNBH. Song các DNBH còn phải tuân thủ các qui định của luật DN, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Điều đáng nói ở đây là một số qui định ở các luật này đôi khi không thống nhất nhau về cùng một vấn đề, thậm chí còn “trái chiều” nhau, gây khó khăn cho hoạt động KDBH. Mặt khác, ở Việt Nam nền kinh tế thị trường nói chung và TTBH nói riêng còn đang ở bước khởi đầu của sự phát triển, việc cạnh tranh không bình đẳng, không lành mạnh vẫn còn tồn tại, nhưng vẫn chưa có Luật cạnh tranh để điều chỉnh, xử lý kịp thời nhằm thúc đẩy TTBH phát triển.

- Luật kinh KDBH đã ban hành 6 năm ( từ năm 2000). Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động KDBH và tiến trình hội nhập còn nhiều vấn đề chưa được thể chế hóa như: Qui định về cơ chế khuyến khích phát triển sản phẩm, qui định về cung cấp dịch vụ qua biên giới, qui định liên quan đến quỹ đầu tư của DNBH

- Mặc dù TTBH Việt Nam đã có Luật kinh doanh bảo hiểm, song Luật thường qui định những điều khoản chung chung và kèm theo đó phải ban hành một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành. Nhưng việc ban hành các văn bản này còn dời dạc, chưa khoa học và còn chậm (Ví dụ: Luật KDBH được ban hành ngày 09/12/2000, nhưng đến 13/10/2003 Chính phủ mới có Nghị định 118/2003/NĐ-CP

về qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KDBH. Đến ngày 22/9/2003 Bộ Tài Chính mới ban hành quyết định 153/2003/QĐ-BTC về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH. Ngày 24/2/2005 mới có NĐ 18/2005/NĐ- CP về thành lập và hoạt động của tổ chức BH tương hỗ…)

- Một số chính sách, qui định còn chưa theo kịp sự phát triển của khu vực và thế giới ( Ví dụ: Hệ thống chỉ tiêu giám sát DNBH theo Quyết định 153/2003/QĐ-BTC, “mới chỉ có 50% số chỉ tiêu giám sát BH của Quốc tế được

vận dụng”,do trình độ quản lý và cơ sở hạ tầng BH có hạn – Theo Ông Lê Quang Bình – Vụ trưởng vụ bảo hiểm Bộ tài Chính ).

- Chính sách bảo hộ các DNBH trong nước làm giảm đi tính cạnh tranh trên thị trường, không khuyến khích được đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực KDBH. Cụ thể, hiện nay các DN có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế phạm vi họat động và chưa được phép triển khai toàn bộ các sản phẩm BH phi nhân thọ. Vì vậy đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực BH phi nhân thọ còn rất khiêm tốn. (Trên thị trường BH phi nhân thọ có đến 8 DN có vốn đầu tư nước ngoài – chiếm 50% số lượng các DN - nhưng thị phần của các DN này chỉ chiếm 6 -7%). Nguyên nhân ở đây không phải các DN này không cạnh tranh được các DNBH phi nhân thọ trong nước mà do cơ chế chính sách của Việt Nam.

2.2.2.2. Qui mô thị trường còn nhỏ, tiềm năng chưa khai thác hết, sản phẩm chưa đa dạng, trình độ dân trí thấp

a) Quy mô của TTBH còn nhỏ: Số lượng các DNBH còn ít ( tính đến 2005

mới có 16 DNBH phi nhân thọ, trong khi đó ở Hồng Kông có tới trên 110 công ty BH phi nhân thọ, ở Thái lan có 70 công ty BH phi nhân thọ…)

Tỷ lệ thâm nhập thị trường, hay qui mô của TTBH PNT, được đo bằng tỷ lệ % giữa phí bảo hiểm/GDP. Mặc dù TTBH phi nhân thọ đạt tốc độ tăng trưởng gần 20% năm trong 12 năm qua, nhưng đến năm 2005, tổng doanh thu phí BH phi nhân thọ trên GDP của Việt Nam mới chỉ là 0,72%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước trong khu vực ( khoảng từ 1,5 – 2,5%), ở các thị trường lâu năm như Anh - Mỹ - tỷ lệ này trung bình là khoảng trên 5%.

Năm 2003: Tỷ trọng doanh thu phí BH phi nhân thọ/GDP ở Việt Nam là 0,63%, ở Philippines là 0,69%, Thái Lan là 1,5% Đài Loan có tỷ lệ là 3,02%, ở Anh là 4,75% và ở Mỹ là 5,23%. Sự chênh lệch tỷ lệ này giữa các nước được mô phỏng bằng hình vẽ dưới đây:

0.63 0.69 1.5 3.02 4.75 5.23 0 1 2 3 4 5 6

Việt Nam Philippines Thái Lan Đài Loan Anh Mỹ

Hình vẽ : So sánh tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ trên GDP của một số nước năm 2003

( Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s- 8/2005)

b) Thị trường còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác

Tiềm năng của thị trường còn rất lớn: Nhiều nghiệp vụ BH có tỷ trọng tham gia BH thấp Bảo hiểm TNDS của Chủ xe cơ giới (ôtô và mô tô) là loại hình BH bắt buộc, nhưng chỉ có khoảng hơn 20% chủ xe mô tô ( xe máy) tham gia BH. BH vật chất xe cơ giới được coi là nghiệp vụ truyền thống, thế mạnh, cũng mới chỉ khai thác được trên 40% số xe ôtô và khoảng 10% số xe máy. BH con người chỉ đạt 12% số lao động trong các ngành KT, chưa kể các đối tượng khác như nông dân, thợ thủ công, người làm nghề tự do….Tỷ trọng tham gia BH xây dựng, lắp đặt từ nguồn vốn trong nước quá thấp, chỉ đạt 7,17%. Tỷ lệ hàng xuất khẩu tham gia BH chỉ chiếm có 6,55% kim ngạch xuất khẩu. Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, BH vật nuôi, cây trồng mới chỉ có 1% tham gia BH ( Theo số liệu điều tra của Vụ bảo hiểm - Bộ Tài chính - 2002).

Như vậy, tỷ trọng tham gia BH của các sản phẩm nhìn chung là rất thấp. hay nói cách khác thị trường còn rất nhiều tiềm năng chưa khai thác hết.

c) Các loại hình sản phẩm chưa đa dạng

- Trong những năm qua, số lượng các loại sản phẩm tăng lên nhanh chóng từ 20 sản phẩm năm 1993 lên trên 500 sản phẩm năm 2005, nhưng số lượng và các

loại hình sản phẩm vẫn còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu BH của nhiều ngành kinh tế -xã hội và đời sống nhân dân. Một số lĩnh vực hầu như chưa được các DNBH quan tâm cung cấp sản phẩm cho TTBH như BH thiên tai, nông nghiệp, BH tín dụng và tủi ro tài chính, hoạt động hành nghề y dược, luật sư.

- Nguyên nhân: Các DNBH mới chỉ tập trung khai thác các dịch vụ truyền thống, các dịch vụ có lãi ngay, tại các thành phố, phục vụ các DN lớn và người dân có thu nhập cao, mà chưa chú trọng đến việc mở rộng nội dung hoạt động, phát triển các sản phẩm BH đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ, nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, chưa chú trọng đến việc cung cấp các sản phẩm BH phục vụ bà con nông dân và ngư dân tại khu vực nông thôn.

d) Trình độ dân trí về BH thấp: Đây cũng là thực trạng chung của các TTBH (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mới còn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Trên thực tế, một số tổ chức, DN, cá nhân coi việc mua BH là không cần thiết. Thậm chí đối với một số loại hình BH do Nhà nước bắt buộc họ luôn tìm cách trốn tránh, hoặc thực hiện một cách “chống đối”. Họ không hiểu được vai trò cũng như lợi ích của BH đối với công việc kinh doanh của họ nói riêng và đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung. Điều này thực sự đang là một cản trở không nhỏ đối với sự phát triển của TTBH PNT Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Để giải quyết được vấn đề này, cùng với các cơ quan chức năng,các DNBH cần phải tăng cường công tác tuyên truyền hơn nữa về vai trò cũng như lợi ích của BH đến với mỗi người dân.

2.2.2.3. Năng lực của các DNBH và hoạt động môi giới BH còn hạn chế

a) Năng lực của các DNBH

*) Năng lực tài chính: Trừ Bảo Minh có số vốn 1.100 tỷ đồng, Bảo Việt với số

vốn 900 tỷ đồng , một doanh nghiệp có số vốn 200 tỷ đồng ,còn lại các DNBH khác mới chỉ có đủ số vốn theo quy định của pháp luật. Số vốn thực có toàn TTBH phi nhân thọ hiện nay, không đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nâng cao năng lực nhận BH phù hợp với mức độ phát triển trung bình của thế giới.

Năng lực tài chính còn thể hiện ở khả năng thanh toán của các DNBH: Do có vốn nhỏ nên nhiều hợp đồng bảo hiểm phải tái cho các DN nhận tái nước ngoài, hoặc đồng bảo hiểm, làm giảm lợi nhuận của DN. Mặt khác nó còn làm giảm lòng tin đối với khách hàng về khả năng bồi thường của DNBH.

*) Công nghệ và trình độ cán bộ: - Công nghệ quản lý kinh doanh chưa được

hiện đại hoá, phương thức quản lý kinh doanh còn ở trình độ thấp. Nhiều DNBH vẫn còn áp dụng các phương pháp thủ công trong việc quản lý hợp đồng BH, cấp đơn và thu phí bảo hiểm. Hầu hết các DNBH chưa thiết lập được hệ thống phần mềm tin học tính phí bảo hiểm, trích lập dự phòng nghiệp vụ.

- Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của cán bộ BH còn yếu ( nhất là trong lĩnh vực thẩm định BH, quản lý rủi ro, chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư). Một số DNBH chưa quan tâm đến việc đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên môn KDBH chưa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường. Đội ngũ đại lý BH tuy đã có sự phát triển nhanh chóng, nhưng các DN chưa quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng đại lý dẫn tới nẩy sinh một số tranh chấp làm thiệt hại đến quyền lợi của người mua BH và ảnh hưởng xấu đến uy tín của các DNBH.

*) Hạn chế về năng lực cạnh tranh: Tuy từ năm 1996, TTBH PNT Việt Nam đã

có DN có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh, nhưng họ bị giới hạn trong giấy phép kinh doanh, và chỉ hoạt động trên một khuôn khổ và trên một số lĩnh vực BH nhất định.Vì vậy, chủ yếu các DNBH PNT trong nước mới chỉ cạnh tranh với nhau, chứ chưa thực sự cạnh tranh nhiều với nước ngoài.Trong thời gian tới, sau khi Việt Nam thực hiện các cam kết của tổ chức thương mại thế giới WTO, sẽ cho phép các DN trong nước và nước ngoài được hoạt động bình đẳng và không còn các giới hạn trên. Khi đó, nếu không có bước chuẩn bị tốt, các DNBH PNT Việt Nam sẽ rất khó khăn trong quá trình hội nhập.

- Biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh vẫn còn tồn tại: Trong lĩnh vực BH phi nhân thọ, cạnh tranh vẫn tập trung vào việc giảm phí BH thiếu căn cứ, tăng chi phí khai thác, đôi khi còn dùng các áp lực hành chính, để giành dịch vụ, mà chưa quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng sản phẩm và công tác “dịch vụ sau bán hàng” ( công tác giải quyết bồi thường và trả tiền BH).

- Hoạt động của một số công ty BH chuyên ngành, cũng góp phần tạo ra cạnh tranh không lành mạnh.Các công ty này hoạt động chủ yếu khai thác và phục vụ các cổ đông chi phối, thậm chí cả các cổ đông khác cũng bị ảnh hưởng bởi các “biện pháp hành chính” khi lựa chọn tham gia BH. Điều này đã ảnh hưởng đến sự phát triển của TTBH phi nhân thọ. Để thấy rõ thực trạng trên chúng ta đi xem xét bảng số liệu sau:

( Nguồn: Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài Chính)

Bảng 2.11.Tỷ trọng doanh thu trong ngành của các DNBH chuyên ngành

Tên doanh nghiệp BH chuyên ngành Tỷ trọng D.thu phí BH từ ngành đó/năm Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) 90% doanh thu từ ngành dầu khí

Công ty cổ phần BH bưu điện ( PTI) ( TCT Bchính VThông chiếm 41% vốn)

80->90%Dthu từ ngành Bchính viễn thông Công ty cổ phần BH xăng dầu ( PJICO)

( TCT xăng dầu chiếm 51% vốn góp)

30% doanh thu từ TCT xăng dầu

Bảng số liệu trên cho ta thấy, các công ty BH chuyên ngành chủ yếu khai thác BH từ các thành viên của mình. Có thể nói, các công ty này đã tạo ra một tình trạng “độc quyền tương đối”, làm chia cắt thị trường và như vậy tính thị trường, cạnh tranh của hoạt động BH rõ ràng là không được phát huy tác dụng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: Do ở Việt Nam chưa có luật cạnh tranh. Mặt khác, quản lý nhà nước về KDBH chưa theo kịp sự phát triển của thị trường. Đội ngũ cán bộ quản lý về BH còn thiếu và trình độ còn hạn chế. Nhiều khâu trong quản lý còn thủ công, hệ thống phần mềm quản lý chưa có. Một

nguyên nhân nữa là Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam còn rất non trẻ, mới chỉ có 6 cán bộ chuyên trách. Vì vậy cho đến nay vẫn chưa có qui chế để gắn kết quyền lợi các thành viên của hiệp hội. Hiệp hội chưa có bộ phận giám sát thi hành các thỏa thuận của các thành viên để xử lý kịp thời các vi phạm đã thỏa thuận.

*) Năng lực tái bảo hiểm thấp:Tỷ lệ giữ lại của các nghiệp vụ có tái BH mới chỉ

đạt 40% trên tổng doanh thu. Hàng năm các DNBH phải tái cho các DNBH nước ngoài số phí khoảng 150 tỷ đồng - 400 tỷ đồng.Năng lực tái BH thấp cũng làm cho các DN gặp nhiều khó khăn, bất lợi trong việc thu xếp tái BH ra nước ngoài đối với các rủi ro lớn như hàng không, dầu khí….Có một số nguyên nhân làm cho năng lực tái BH của các DNBH Việt Nam còn thấp, song nguyên nhân cơ bản là do nguồn tài chính còn hạn hẹp, vì vậy tỷ lệ tái BH còn cao. Mặt khác, nguồn kinh phí cho việc mở rộng năng lực tái BH còn rất hạn chế.

b) Hoạt động môi giới bảo hiểm còn hạn chế

Tính đến hết năm 2005, đã có 7 DN môi giới bảo hiểm, trong đó có 4 DN cổ phần và 3 DN 100% vốn nước ngoài. Song hoạt động môi giới của các DN cổ phần tuy đã có tiến bộ nhưng còn chưa phát triển ( năm 2005 chỉ đạt 16,23% tổng số phí BH thu xếp qua môi giới). Còn lại 83,77% là thu xếp qua các công ty môi giới 100% vốn nước ngoài vì đây là các tập đoàn môi giới BH hàng đầu thế giới, họ có kinh nghiệm và mạng lưới trên toàn cầu.

Họat động môi giới BH vẫn chỉ giới hạn trong họat động của BH phi nhân

Một phần của tài liệu Phát triển thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (2).DOC (Trang 60 - 70)