Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.DOC (Trang 46 - 48)

Xem xét các khoản nợ tiềm tàng

Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán

ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.

Vì trách nhiệm của KTV là đưa ra các nhận xét của mình về các BCTC mà doanh nghiệp lập ra, nên ngày ghi trong báo cáo của KTV không thể sớm hơn ngày ghi trong BCTC của doanh nghiệp đã được phê duyệt.

KTV cần xem xét các sự kiện phải được công khai sau ngày lập BCTC. KTV phải có bằng chứng chắc chắn khẳng định rằng BCTC của doanh nghiệp đã được các nhà lãnh đạo doanh nghiệp duyệt y. Các sự kiện sau ngày lập BCTC đã được Ban giám đốc công ty xác nhận, giải trình hợp lý.

KTV cũng cần xem xét các sự kiện phát sinh phải điều chỉnh sau khi công ty khách hàng lập BCTC nhưng trước khi ký BCKT. KTV phải thực thi các biện pháp, thủ tục kiểm toán để chứng minh rằng mọi sự kiện xảy ra từ sau ngày lập BCTC cho đến ngày ký BCKT phải được điều chỉnh theo ý kiến của KTV.

Các biện pháp cần tiến hành cho đến ngày ghi BCKT bao gồm các bước sau:

- Đọc biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp ban giám đốc, biên bản kiểm toán, biên bản họp hội đồng quản trị về thời gian sau ngày lập BCTC và thẩm tra các vấn đề đã được thảo luận tại đại hội mà biên bản chưa ghi.

- Đọc các BCTC định kỳ gần nhất cũng như các văn bản cần thiết khác của doanh nghiệp như BCKQKD, BCLCTT, các báo cáo quản lý liên quan và tiến hành so sánh các thông tin trong các văn bản này.

- Thẩm tra hoặc đánh giá các phiếu thẩm tra bộ phận tư vấn pháp lý của doanh nghiệp về các vấn đề đang tranh chấp trước đó.

- Soát xét lại các biện pháp của các nhà quản lý đối với các sự kiện quan trọng, hỏi lại các nhà quản lý xem các sự kiện này đã được thể hiện trong các BCTC hay chưa. Chẳng hạn, có thể phỏng vấn các vấn đề sau:

+ Các khoản mục hiện có được xây dựng trên cơ sở số liệu sơ bộ, tạm tính hay số chưa chính xác.

+ Những điều đã cam kết về các hợp đồng kinh tế, các khế ước tín dụng có được thực hiện không? Bằng cách vay mới hay bảo lãnh?

+ Doanh nghiệp có bán hoặc có dự kiến bán tài sản hoặc một bộ phận nào đó của doanh nghiệp không?

+ Có phát hành thêm cổ phiếu mới không? Có sự xáo trộn về tổ chức không? (như giải thể, sáp nhập hoặc chia tách) hoặc có ý định làm như vậy không?

+ Có tổn thất gì về tài sản của doanh nghiệp do thiếu hụt, mất mát hoặc hoả hoạn không?

+ Có sự điều chỉnh bất thường nào hoặc có ý định điều chỉnh báo cáo sau ngày BCTC hay không?

+ Có biểu hiện gì về vi phạm khái niệm “Doanh nghiệp hoạt động liên tục” không?

Nếu xét thấy có sự kiện xả ra sau ngày lập BCTC tính đến ngày ký BCKT về BCTC thì KTV phải áp dụng thêm các biện pháp kiểm tra nhằm xác định xem các sự kiện đó có được phản ánh trong các BCTC không, để có ý kiến nhận xét thích hợp trong BCKT.

Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán.DOC (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w