VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BẢO TỒN DI SẢN Ở TPHCM
Qua các trao đổi trong khóa học, ông Delas rút ra được một số nhận định về tình hình di sản ở TPHCM.
1. Nhận định nhanh về môi trường xã hội,kinh tế và văn hóa kinh tế và văn hóa
Đất ở khu trung tâm của TPHCM hiện đang chịu sức ép lớn về kinh tế. Nhiều dự án xây dựng cao tầng hình thành trong khu vực này.
Văn hóa hiện đại đang chiếm ưu thế ở TPHCM. Ùn tắc giao thông tại các trục đường chính và hoạt động thương mại lấn chiếm không gian công cộng là những đặc trưng có thể nhìn thấy ngay trong môi trường đô thị ở đây.
2. Hiện trạng dự án di sản
Theo các chuyên gia và học viên tham dự khóa học, hiện trạng di sản ở TPHCM như sau:
Một cuộc khảo sát, kiểm kê di sản đã được thực hiện ở quy mô cấp thành phố vào giai đoạn 1986-1996;
Các công trình có giá trị lịch sử, văn hóa quan trọng đã được trùng tu;
Chưa có quy chế tổng thể và cụ thể về quản lý di sản nói chung như biệt thự, công trình lịch sử, văn hóa và công trình văn hóa;
Việc cấp giấy phép phá dỡ công trình và xây dựng mới được xem xét theo từng trường hợp cụ thể;
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quản lý biệt thự vào tháng 12 năm 2009;
Dự thảo quy chế quản lý biệt thự cho phù hợp với luật quy hoạch năm 2010 đang được soạn thảo;
Sự phối hợp giữa các sở ngành còn hạn chế;
Nhiều chủ thể sẵn sàng tham gia bảo vệ và phát huy di sản của Thành phố: Hội kiến trúc sư, các trường đại học, …
3. Diễn biến của khóa học
Ban đầu, nội dung chủ yếu của khóa học là kinh nghiệm xây dựng quy chế quản lý biệt thự, phương pháp khảo sát, kiểm kê, đánh giá và cải tạo biệt thự. Mối quan tâm của các sở ngành là nhanh chóng ban hành quy chế về bảo tồn biệt thự.
Để thực hiện được điều này, trước hết cần tiến hành các cuộc khảo sát. Sau đó, ban hành các quyết định mang tính chiến lược và đồng bộ.
Tuy nhiên, trong thời gian từ lúc tiến hành khảo sát, ra quyết định, ban hành quy chế cho đến khi quy chế có hiệu lực, công tác quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần phải đưa ra các giải pháp tạm thời trong thời gian này nhằm giúp có thời gian nghiên cứu nhưng đồng thời vẫn bảo tồn được di sản.
Khóa học cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác như:
Mối quan hệ giữa các dự án di sản và dự án đô thị,
Mở rộng phạm vi bảo tồn các địa điểm lịch sử, Sự tham gia của người dân.
Tuy nhiên, một số khía cạnh khác tuy rất thú vị vì nó gắn với sự hình thành và phát triển của TPHCM, nhưng khóa học chỉ nêu lên mà không có thời gian phát triển và đào sâu:
Di sản tự nhiên: bờ sông, dòng sông, kênh rạch, hàng cây, khu vườn, …
Di sản công nghiệp (các khu vực cảng ở TPHCM). Các cuộc thảo luận cho thấy quyết tâm khẳng định một văn hóa di sản, di sản sống, luôn có sự vận động biến đổi trong một thành phố không ngừng biến động, chứ không phải là thành phố bảo tàng.