(VietNamNet) - Đó là con số được công bố tại Hội thảo "Gia đình với việc phát triển nhân cách của thế hệ trẻ trong xã hội" vừa mới tổ chức tại TP.HCM. Tiến sĩ Phạm Đức Quang cho biết, kết quả nghiên cứu 70 trẻ đường phố ở Hà Nội, TP.HCM, Thanh Hoá, Hải Phòng, Ninh Bình của Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy có 25 em (36%) xuất thân từ những gia đình bị phá vỡ.
Các em bỏ nhà ra đi trong trạng thái quyết định đột xuất do cãi nhau với bố, mẹ, dì ghẻ hoặc bị hắt hủi đánh
đuổi. Các em ra đi đột xuất không có sự chuẩn bị vật chất nên ban đầu thường nhặt rác, ăn xin, kiếm sống, sau đó có chút vốn liếng thì đi đánh giày, bán hàng rong. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ đường phố bị tiêm nhiễm tệ nạn xã hội, theo ông Quang là do mặc cảm với số phận, chán ghét cuộc
đời, bị bạn bè rủ rê hay bị các phần tử xấu lợi dụng. Các nhà khoa học, giáo sư, phó giáo sưđầu ngành của thành phố đưa ra các biện pháp đối với các tệ nạn xã hội như trẻ nghiện ngập, bất hạnh. Trong đó gây chú ý nhất là "liệu pháp can thiệp gia đình" mà bác sĩ Lâm Xuân Điền - Giám đốc Bệnh viện tâm thần TP.HCM đưa ra tại hội thảo. Ông Điền cho biết, biện pháp mới này sẽ
can thiệp hệ thống gia đình, coi gia đình như một chức năng liên kết các thành viên trong xã hội. Lúc này không
đổ tội cho ai mà tác động đến từng thành viên trong gia đình. Nó hỗ trợ với nhau và giúp ích cho xã hội. Dự kiến vào thánhg 7 này sẽ mở lớp "liệu pháp can thiệp gia đình".
Gia đình với vấn đề giáo dục con cái
Theo ông Nguyễn Phúc Ẩn - Chủ nhiệm CLB Gia đình, có không ít gia đình thất bại trong việc giáo dục con cái, góp phần tạo nên sự xung đột bất hạnh trong gia đình. Nguyên nhân dẫn đến việc này là do cha mẹ ít dành thời gian quan tâm đến con cái; sự rạn nứt, đổ vỡ hôn nhân của cha mẹ; lối sống xô bồ thực dụng xâm chiếm dần dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của ông cha.
Ông Ẩn cho biết: "Những ai đã từng nếm trải những giây phút thao thức để gặm nhấm sựđau khổ
tận cùng của thảm kịch gia đình, sự bất lực trong việc dạy con, sự phũ phàng trong thiếu chung thuỷ, sự bội bạc của lòng bất hiếu - mới cảm thấy giá trịđích thực của cuộc sống là gì. Trước đây cứ mải mê leo thang (tiền tài và danh vọng) đã để lại phía sau sự tan vỡ trong quan hệ gia đình từ
lúc nào mà ta không hề hay biết. Khi biết được thì đã muộn và cái giá phải trả là quá đắt, vì đã không biết đặt việc quan trọng nhất của đời người vào vị trí quan trọng. Có nhiều việc trước đây ta cho là rất quan trọng lao vào làm cho bằng được, nhưng bây giờ suy cho cùng nó chẳng ăn nhập gì với chất lượng thực sự của cuộc sống. Tất cả những việc đó là phù phiếm, nếu như những năm tháng cuối đời chúng ta không được sống trong một gia đình hạnh phúc với tình nghĩa vợ chồng sâu đậm, với những đứa con khôn lớn, trưởng thành, hiếu thảo".
Khuynh hướng sai lệch trong giáo dục gia đình
Tình hình xã hội hiện nay còn nhiều hiện tượng tiêu cực, lắm bất trắc... Gia đình đang cần thiết là tổấm che chở, nâng đỡ trẻ, nhất là khi chúng vấp phải những khó khăn, lầm lỡ, rủi ro. Tuy nhiên, trong giáo dục gia đình đang có một số khuynh hướng sai lệch, đáng lo ngại. PGS-TS Mạc Văn Trang đã đưa ra một vài kiểu sai lệch trong giáo dục gia đình:
Kiểu gia đình không có thời gian để quan tâm giáo dục con trẻ. Ở những gia đình này bố mẹ
thường mải lo làm ăn, lo sự nghiệp... Họ uỷ thác hoàn toàn việc giáo dục con cái cho ông bà, cho người giúp việc, cho trường nội trú, bán trú... hoặc để mặc trẻ tự xoay sở... Họ có rất nhiều lý do
để không có thời gian hỏi han việc học hành, trò chuyện cùng con cái. Ngay cả họp phụ huynh học sinh ở trường, họ cũng nhờ người khác đi giúp. Cách quan tâm của họ thường là thỉnh thoảng cho con đi nhà hàng, đi chơi, cho quà, tặng tiền..
Kiểu gia đình quá nuông chiều con trẻ. Biểu hiện rõ nhất của nuông chiều là không dám uốn nắn sự phát triển của trẻ theo những yêu cầu chung của xã hội mà bao giờ cũng muốn con mình phải
được đặc biệt "ưu tiên" hơn những trẻ khác....Yêu sách của những đứa trẻ được nuông chiều là không có giới hạn, "được voi, đòi tiên" ! Khi bố mẹ không đủ sức đáp ứng những đòi hỏi quá quắt của "cục cưng" mới thấy nó sao mà vô tình, vô nghĩa. Tất cả tình yêu thương, hy vọng đặt vào bị
sụp đổ. Cuộc sống gia đình khó tránh khỏi những bi kịch.
Theo ông Trang quan tâm đến sự phát triển tối ưu của con trẻ là rất cần thiết, nhưng gò ép theo những kỳ vọng của người lớn là điều cần hết sức thận trọng. Có khi vì quá thúc ép cho "tài năng " sớm phát triển lại làm nó thui chột đi!.
Cam Lu
Ông Huỳnh Công Minh - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, có khoảng 40 báo cáo và nhiều ý kiến tập trung thảo luận giáo dục gia đình ở 3 nhóm: gia đình-nền tảng hình thành nhân cách con trẻ; gia đình và cách giáo dục truyền thống; nguyên nhân và sự lệch lạc trong giáo dục gia đình. Trong đó, các đại biểu nêu lên nhân cách con trẻ
trong thời kỳ thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nhấn mạnh đến gia
đình 3 thế hệ; sốđông gia đình bất lực với con cái; tính truyền thống trong gia
đình hiện đại; quan niệm lệch lạc của gia đình...
Trẻ em đang cô độc bên chính cha mẹ mình
Có những em bé mới 3 tuổi đã mắc chứng trầm cảm và chính bố mẹ là nguyên nhân. Gia đình là môi trường đầu tiên quyết định sự hình thành nhân cách cho trẻ em. Nếu gia đình không thực sự là tổ "ấm", cha mẹ không hiểu và đồng cảm với trẻ, những đứa trẻđơn côi này dễ mắc các chứng bệnh tâm thần.
Đây là xu hướng trong gia đình đang được nhiều nhà tâm lý học cảnh báo!