Phát động ly thân từ những lý do không xác đáng:

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn (Trang 33)

Đây là trường hợp của những phụ nữ hay hờn dỗi từ những lý do nhỏ nhặt như từ cách

ứng xử vụng về, những lời bông đùa vô tình của chồng, từ những mối nghi ngờ, ghen tuông không có bằng chứng gì . . . Có những công trình nghiên cứu cho thấy một tỷ lệ

khá lớn những phụ nữ xuất thân là con gái út, vốn được cưng chiều từ nhỏ, thường hay phát động kiểu ly thân này. Cách làm của họ là hờn dỗi rồi ly thân ngắn hạn vài hôm, chờ chồng khẩn nài làm lành rồi mới thôi. Ở đây tình huống thường không trầm trọng nhưng có một xu hướng sai lầm khá nguy hiểm cho hạnh phúc gia đình là có những phụ nữ coi việc ly thân như một hình phạt mỗi khi chồng làm trái ý mình và coi chuyện "chung chăn gối" là phần thưởng dành cho chống. Hãy dè chừng, bởi đã có những bài học sai lầm về sự lạm dụng kiểu "ly thân - hờn dỗi" này, vì nó đánh vào giới hạn cuối cùng của lòng kiên nhẫn và tính tự ái của đàn ông.

2. Ly thân không tuyên bố lý do hoặc "đánh tráo" lý do:

Khác với trường hợp trên, trường hợp này có thể có những lý do trục trặc rõ nét trong quan hệ vợ chồng, đáng thành vấn đề bàn bạc, nhưng trước tình huống này có những phụ nữ tỏ thái độ tức giận một cách im lặng và ngay lập tức ly thân không tuyên bố lý do tại sao. Cũng có một xu hướng khác là có giải thích cho chồng về quyết định ly thân nhưng lại không nói đúng lý do như nó vốn có, mà tìm cách "đánh tráo" lý do. Chẳng hạn như, thay cho việc nói thẳng ra rằng "vì anh cư xử như vậy"....hay "vì anh có những biểu hiện như vậy... mà tôi không hài lòng..." thì người vợ lại nói: "Dạo này tôi mệt lắm, tôi cần yên tĩnh!"; hay tôi phải ngủ riêng với con để còn gọi nó dậy đi học buổi sáng!", hoặc thậm chí nói: "nằm cạnh anh, anh hay ngáy to, tôi ngủ không

được"... Nhằm biện minh .. cho những cách ứng xử này, những người trong cuộc thường lý giải: "không cần nói thì cũng đã rõ", "im lặng cũng là một cách tỏ thái độ", hoặc làm to chuyện sợảnh hưởng đến con cái"....Tuy nhiên, cách ứng xử im lặng hoặc

đánh tráo khái niệm" như vậy lại càng làm cho tình huống trở nên trầm trọng, vì nó chặn đứng ngay tửđầu con đường đối thoại để làm sáng tỏ vấn đề, khiến ly thân không đạt đến mục đích như mong muốn. Và ai cũng biết rằng cứ kéo dài cuộc "chiến tranh lạnh" như vậy thì mức độ bi kịch, tổn thất không đáng có sẽđi đến đâu (!).

3. "Đóng kịch" trước con cái, giả vở như không có chuyện gì xảy ra:

Đó là trường hợp ly thân giữa những cặp vợ chồng muốn cư xử lịch sự, có văn hoá. Họ

giải quyết rõ ràng vấn đề ly thân, không có gì mập mờ, né tránh giữa hai người, thậm chí họ cũng thống nhất cả một kế hoạch ly thân dài hạn với qui ước mỗi người có quyền tự do cá nhân trong quan hệ với người khác giới...chỉ có điều là "tất cả phải

được diễn ra một cách hết sức kín đáo, tế nhị, không để cho trẻ con sớm biết những chuyện buồn của người lớn...". Và tử dụng ý tốt đẹp đó, họ cùng "ký tắt ' một bản "hợp đồng dài hạn": luôn luôn tỏ cho con cái thấy là bố mẹ vẫn sống hạnh phúc bên nhau, không có chuyện gì bất thường xảy ra cả... nhưng "màn kịch giả vờ không ly thân" do những nhân vật đang phải thực sự ly thân đóng, dù có tài "dàn dựng" đến mấy cũng không lọt qua được cặp mắt tò mò và nhạy cảm của các khán giả nhỏ tuổi thường trực trong gia đình. Các công trình nghiên cứu tâm lý trẻ em cho thấy, những trường hợp bố mẹđóng kịch như vậy thường làm tăng mức độ rối nhiễu tâm lý của trẻ

trầm trọng lên rất nhiều so với trường hợp bố mẹ cho trẻ biết sự thật một cách đàng hoàng, cùng giúp cho trẻ giải quyết "mặc cảm tội lỗi" (vì khi bố mẹ có xung đột, trẻ

nhỏ thường nghĩ rằng do chúng mà bố mẹ "không ổn" với nhau), cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm với trẻ một cách cụ thể và thiết thực...

Một phần của tài liệu tâm lý trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn (Trang 33)