Giải pháp về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (2).DOC (Trang 61 - 64)

III- Một số giải pháp phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

1.Giải pháp về quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm

Quy hoạch là tiền đề cho mọi sự phát triển đúng hướng, thông thường quy hoạch của chúng ta chỉ giới hạn đến 20 năm. Đối với cảng biển cũng không ngoại lệ, được lập đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, nên khó tránh khỏi bị phá vỡ chỉ vài năm sau khi được duyệt. Vì vậy tiêu chí thời gian để quy hoạch cho hệ thống cảng biển quốc gia không thể là 20 năm mà phải là 50 năm hay thậm chí là 100 năm và lâu hơn nữa.

Cần nâng cao nhận thức của xã hội, cũng như của địa phương, các cấp quản lý nhà nước và doanh nghiệp về ý nghĩa to lớn của phát triển kinh tế cảng biển.

Cần cụ thể hóa chiến lược phát triển cảng biển trên cơ sở chiến lược và quy hoạch tổng thế về phát triển cảng biển của quốc gia và từng vùng. Cần có giải pháp phát huy thế mạnh của từng cảng và cụm cảng.

Do sự phân bố khối lướng hàng hóa vận chuyển giữa các vùng và khu vực lại không đồng đều. Các cảng phía Bắc chiếm 25 - 30% khối lượng vận tải nên công suất vẫn còn thừa, các cảng miền Trung chiếm 13 % khối lượng đang ở tình trạng thiếu hàng hóa, chỉ sử dụng một phần công suất.Còn các cảng phía Nam chiếm 57% khối lượng vận chuyển, riêng về container đến 90% khối lượng, hiện đang ở tình trạng quá tải. Vì vậy đầu tư xây dựng cảng biển cần đầu tư có trọng điểm và đã đầu tư là phải hiện đại, cảng có thể tồn tại 50 năm đến 100 năm thậm chí còn hơn thế. Phát triển cụm cảng vùng Đông Bắc cần chú ý đến đặc thù địa lý - kinh tế - chính trị- an ninh. Chú ý phát triển cảng biển gắn liền với các dịch vụ kinh tế biển như phát triển thuỷ sản, du lịch và các dịch vụ khác. Đồng thời lưu ý đến các vấn đề bảo vệ môi trường, di sản văn hóa và di sản thiên nhiên thế giới...cần đầu tư nâng cấp các cảng hiện có như cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân ( Quảng Ninh) ở miền Bắc. Còn các cảng biển ở miền Trung thì tập trung vào phát triển hệ thống đường giao thông quanh các cảng Đà Nẵng, và cảng Chân Mây để nối liền khu vực các

cảng biển miền Trung với Lào và Đông Bắc Thái Lan. Còn ở miền Nam do hệ thống cảng biển ở cảng Sài Gòn quá tải vì vậy cần phải tập trung đầu tư vào các hệ thống cảng như Tân cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép - Thị Vải. Cần nhanh chóng đầu tư xây dựng cảng biển Vân Phong trở thành một cảng trung chuyển hiện đại đầu tiên của Việt Nam.

Tăng cường quan hệ liên kết, hợp tác cũng như học tập kinh nghiệm của nhau, tiến tới phân công chuyên môn hoá mỗi cảng đảm nhiệm một số chức năng chính trong toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam.

Việc điều chỉnh quy hoạch phát triển cảng biển cần có sự tham vấn rộng rãi ý kiến của đại diện các bên có liên quan như hiệp hội cảng biển, các hãng tàu, các công ty sản xuất xuất nhập khẩu lớn... đồng thời cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực này.

Ngoài ra cần phải phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng ngoài hàng rào cảng như đường giao thông bên ngoài nối với cảng, hệ thống điện, nước, viển thông, hệ thống đường sắt, đường bộ đến cảng ...

Quy hoạch cần phải hướng theo xu thế của thế giới. Hiện tại vận tải biển vẫn là ngành chủ đạo, chiếm ưu thế tuyệt đối ( 80% khối lượng) trong việc trao đổi thương mại giữa các quốc gia và có mức tăng trưởng bình quân năm là 8 - 9%. Các cảng biển có khối lượng thông qua lớn nhất đều nằm trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự báo trong vòng 10 -20 năm tới sẽ có tàu container cực lớn ( Super post panamax) có chiều dài đến 400 m, mớn nước sâu 15 m, chở được 14.500 TEUs so với tàu container hiện nay (panamax, post panamax) chở từ 6.000 - 9.000 TEUs.

Vì vậy khi quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam ngoài việc phát triển trọng tâm 3 trung tâm chính ở ba miền Bắc, Trung, Nam gọi là các cảng cửa ngõ quốc tế để tiếp nhận tàu trọng tải lớn, phục vụ cho các khu kinh tế trọng điểm thì cần phải đầu tư thiết lập hệ thống phân loại hàng hóa có tốc độ

xử lý nhanh, gắn với các trung tâm hậu cần ( logistic), được nối kết bằng tàu hỏa với trung tâm tập kết container ( cảng ICD) nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển và các quốc gia không có biển phát triển, nhằm tạo chân hàng vững chắc cho các cảng biển trung tâm.

Để quy hoạch có khoa học tránh đầu tư dàn trải có tầm nhìn chiến lược từ vài chục năm trở lên, quy hoạch cảng phải bao gồm hậu phương cảng. Chính phủ cần có chủ trương cho phép mời các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín tham gia lập góp ý kiến hoặc phản biện quy hoạch, việc này đòi hỏi kinh phí lớn song nếu sản phẩm là một bản quy hoạch chất lượng cao với các bước đi rõ ràng thì hiệu quả mang lại hết sức to lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam (2).DOC (Trang 61 - 64)