Bảo Lâm mang đặc điểm của vùng núi Đông Bắccó địa hình miền núi cao, độ cao từ 60 – 850 m, độ dốc phổ biến 10 – 250. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối và các dãy núi cao.
3.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân năm là 22,50C, nhiệt độ trung bình cao nhất 280C vào tháng 6, tháng 7, nhiệt độ trung bình thấp nhất 14,30C vào tháng 1, tháng 2 (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh lệch nhau tới 130C). Tổng tích ôn khoảng 68000-70000C.
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2000-2200 mm, tuy nhiên lượng mưa phân bố không đồng đều do chịu sự chi phối chung của chế độ mưa vùng Đông Bắc Bắc Bộ, có những nét đặc trưng như sau:
Từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau là mùa khô, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 14-16% tổng lượng mưa cả năm.
Từ tháng 5 đến tháng hết tháng 10 là mùa mưa, lượng mưa lớn chiếm tới 84-86% tổng lượng mưa cả năm. Trong đó tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất (chiếm gần 40% tổng lượng mưa cả năm) thời gian này thường trùng với mùa mưa nên hay xảy ra lũ, ngập úng cục bộ.
- Lượng bốc hơi và độ ẩm: Là vùng có lượng bốc hơi lớn, lượng bốc hơi trung bình nhiều năm là 700- 800 mm.
Lượng bốc hơi tháng cao nhất (tháng4): 80 mm. Lượng bốc hơi tháng thấp nhất (tháng1): 60 mm.
Độ ẩm không khí tháng thấp nhất là tháng 10 và tháng 11 chỉ đạt 70- 75%. Độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 3 và tháng 4 đạt 92%.
Nhìn chung chênh lệch lượng bốc hơi giữa các tháng trong năm ít hơn so với chênh lệch lượng mưa.
Độ ẩm không khí trên địa bàn huyện Bảo Lâm trung bình là 79-87%. Như vậy xét tổng thể xã có độ ẩm trong năm tương đối cao, tuy nhiên ở các tháng 01 và tháng 12 thường xảy ra hiện tượng hạn hán ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi trong thời gian này.