Bảng hỏi phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.DOC (Trang 62 - 63)

Đề tài sử dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị giải trí và phương pháp định giá ngẫu nhiên để đánh giá giá trị phi sử dụng. Cả hai phương pháp đều sử dụng nguồn số liệu điều tra về chi phí du lịch và sự bằng lòng chi trả của khách du lịch. Do đó, để tiến hành thu thập số liệu phân tích, một bảng hỏi được tác giả thiết kế gồm 3 phần (phụ lục 2):

Phần 1: Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội của du khách gồm họ tên, độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập và tình trạng hôn nhân. Các thông tin này có ý nghĩa quan trọng để xem xét hành vi của du khách, nhu cầu du lịch của du khách, nhận thức của du khách đối với vấn đề bảo tồn, khả năng chi trả của du khách cho chuyến đi và sự sẵn lòng chi trả cho bảo tồn. Các biến số này được dự đoán là có mối liên hệ chặt chẽ với chi tiêu cho chuyến đi của du khách và sự bằng lòng chi trả của du khách.

Phần 2: Các thông tin liên quan đến chuyến đi của du khách: Du khách bộc lộ điểm xuất phát, thời gian lưu trú, số lần đến Ba Bể kể cả lần hiện tại, số người đi cùng đoàn, mục đích chuyến đi…Những thông tin này thể hiện mức độ quan tâm của du khách đến Ba Bể và cũng là cơ sở phân chia vùng xuất phát của du khách, xác định chi phí đi lại của du khách. Đặc biệt, để thu thập thông tin về chi phí của du khách cho chuyến đi, bảng hỏi thiết kế các phần sau:

1. Phương tiện du khách sử dụng để tới Ba Bể: Du khách bộc lộ phương tiện đi lại từ địa điểm xuất phát tới Ba Bể bằng máy bay, tàu hỏa, xe buýt, thuê xe, mô tô hay sử dụng xe riêng. Thông tin nhận được từ câu trả lời này là cơ sở xác định chi phí đi lại, chi phí thời gian của du khách.

2. Chi tiêu của du khách cho chuyến đi bao gồm chi phí đi lại, chi phí ăn ở, vé vào cổng, chi phí tham quan và chi phí khác liên quan đến chuyến đi. Việc thu thập

thông tin từng khoản chi phí đôi khi gặp khó khăn vì du khách có thể không nhớ được đầy đủ từng khoản chi phí nhưng du khách có thể dễ dàng ước tính tổng chi phí cho toàn bộ chuyến đi.

3. Thông tin về mức độ hài lòng của du khách khi đến Ba Bể, những vấn đề đặt ra về chất lượng dịch vụ, cơ sở hạ tầng… cần cải thiện trong thời gian tới. Bảng hỏi cũng đặt ra câu hỏi về địa điểm thay thế nếu du khách cảm thấy không hài lòng về quyết định tới Ba Bể của mình.

Thông tin thu thập được từ phần 1 và phần 2 là cơ sở xác định hàm cầu giải trí từ đó xác định giá trị giải trí do cảnh quan Ba Bể mang lại.

Phần 3: Thông tin về mức sẵn sàng chi trả của du khách cho công tác bảo tồn. Một giả thuyết đặt ra “một Quỹ bảo tồn được thành lập để bảo vệ vệ sinh thái cảnh quan và toàn bộ các giá trị của VQG cần huy động sự đóng góp của du khách, vậy du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ không? Du khách sẵn sàng đóng góp cho Quỹ bao nhiêu trong lần tham quan này? Du khách mong muốn đóng góp để lưu truyền giá trị đó cho thế hệ con cháu hay đóng góp vì sự tồn tại của VQG?”.

Thông tin thu thập được từ phần 3 được sử dụng để xác định giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể.

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.DOC (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w