Kết luận rút ra từ nghiên cứu và một số đề xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.DOC (Trang 95 - 109)

3.4.1. Kết luận

Quá trình điều tra thu thập số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, Vườn Quốc gia Ba Bể là một địa điểm giải trí nổi tiếng ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Hàng năm có hàng vạn người tới đây tham quan nghỉ dưỡng, ngắm nhìn thiên nhiên và tìm hiểu giá trị cảnh quan, văn hóa. Do đó, theo thời gian giá trị giải trí do cảnh quan và sự nổi tiếng ở nơi đây mang lại ngày càng lớn, cần được xem xét khi có bất kỳ một quyết định nào ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực này.

Thứ hai, giá trị giải trí có thể được đánh giá thông qua phương pháp chi phí du lịch theo vùng như nghiên cứu đã thực hiện. Giá trị đó được xác định khoảng 2,3 tỷ đồng năm 2004, chưa tính lợi ích của du khách nước ngoài. Giá trị giải trí không phải là doanh thu từ hoạt động du lịch của VQG ở hiện tại và tương lai vì giá trị giải trí được xác định dựa trên sự sẵn sàng chi trả của du khách để đến Ba Bể. Các khoản chi phí này đã được chi cho rất nhiều dịch vụ để tới được Ba Bể như thuê xe, thuê nhà nghỉ, ăn uống…Phần chi tiêu của du khách tại Ba Bể cho ăn uống, thuê nhà nghỉ, tham quan là một phần nhỏ trong giá trị giải trí của VQG.

Hạn chế của đề tài trong xác định giá trị giải trí là chưa xác định được giá trị giải trí mang lại cho du khách nước ngoài. Phần lớn du khách nước ngoài đến Ba Bể đều là những người đang sinh sống công tác tại Việt Nam nên dù họ có cung cấp thông tin về quốc tịch thì cũng rất khó xác định được hàm cầu giải trí của họ.

Thứ ba, giá trị lưu truyền, giá trị tồn tại là bộ phận của giá trị phi sử dụng và đều là giá trị vô hình không thể hiện trên thị trường song việc lượng giá chúng là hoàn toàn có thể thực hiện được tại VQG Ba Bể khi thiết lập được thị trường giả định.

Thứ tư, việc lượng giá giá trị lưu truyền và giá trị tồn tại cho VQG Ba Bể lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trong điều tra thu thập thông tin, số liệu song kết quả thu được cho thấy giá trị này là rất lớn, không thể bỏ qua khi định giá giá trị tài sản môi trường.

Thứ năm, kết quả của quá trình điều tra cho thấy phần lớn những người đến VQG Ba Bể đều có những hiểu biết nhất định về giá trị của Vườn, không chỉ là giá trị cảnh quan mà còn giá trị về đa dạng sinh học. Họ cũng là những người sẵn sàng chi trả để lưu giữ các giá trị đó cho thế hệ mai sau. Đây là một thuận lợi cho công tác bảo tồn và đòi hỏi công tác tuyên truyền cần làm tốt hơn để du khách ngày càng hiểu thêm giá trị của tài sản môi trường.

Do giới hạn về thời gian nên giá trị phi sử dụng mới chỉ dừng lại tính toán sự bằng lòng chi trả của khách du lịch đến Ba Bể cho hoạt động bảo tồn. Nếu tính thêm

mức sẵn lòng chi trả của chính những người dân địa phương đang hưởng lợi trực tiếp thì giá trị phi sử dụng còn có thể lớn hơn nhiều.

3.4.2. Một số đề xuất

Từ quá trình điều tra thu thập thông tin tại VQG và kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số giải pháp sau đối với VQG và các cơ quan quản lý:

Về phía VQG Ba Bể:

1. VQG nên coi giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng là những giá trị quan trọng của VQG. Giá trị giải trí là giá trị hiện hữu đã và đang khai thác, giá trị phi sử dụng là giá trị vô hình dành cho thế hệ tương lai.

2. Trong điều kiện hiện nay, VQG Ba Bể nên vừa thực hiện công tác bảo tồn vừa phát triển du lịch sinh thái. VQG nên coi phát triển du lịch là nguồn thu cho hoạt động bảo tồn đồng thời thông qua du lịch để du khách và người dân địa phương hiểu hơn giá trị của VQG. Phát triển du lịch không phải là tìm cách tăng số lượng khách mà là nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch tạo nhiều cơ hội cho du khách tham gia các hình thức du lịch mới như du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa; kéo dài thời gian lưu trú của khách. Tất cả các hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc không gây ra những ảnh hưởng xấu đến cảnh quan môi trường.

3. Để du khách hiểu hơn giá trị của Vườn cần tuyên truyền cho du khách về tính đa dạng sinh học đặc biệt nên tạo cơ hội giúp du khách có thể tiếp cận đến các giá trị đó (phát tờ rơi, tạo điều kiện cho du khách tiếp cận đến một số loài động thực vật tại Vườn).

4. Đầu tư thêm cho cơ sở hạ tầng du lịch, xây dựng các tour tuyến hợp lý. Đặc biệt cần thay thế ngay xuồng máy chạy dầu sang xuồng chạy xăng bớt gây tiếng ồn vừa mang lại sự dễ chịu cho du khách vừa tránh ảnh hưởng đến đời sống của động vật hoang dã.

5. Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa VQG và chính quyền địa phương nhằm giảm bớt áp lực của phát triển kinh tế xã hội địa phương đến bảo tồn. Nâng cao nhận thức của cộng đồng, giúp người dân địa phương hiểu được giá trị của VQG thông qua những lợi ích mà VQG mang lại cho họ và con cháu họ. Cần có nhiều hình

thức cụ thể giúp người dân tham gia vào các hoạt động du lịch và hoạt động bảo tồn vừa nâng cao đời sống vừa nâng cao nhận thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

6. Cần nghiên cứu lại mức phí tham quan vì hiện mức phí này quá thấp (11.000đồng/khách). Mức phí vào cổng có thể tăng thêm trong khả năng chấp nhận của du khách để tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo tồn. Căn cứ trên mức sẵn lòng chi trả trung bình của du khách tác giả đề xuất mức phí có thể áp dụng là 30.000đồng/du khách (áp dụng chung cho khách trong nước và khách nước ngoài). Trong tương lai cần nghiên cứu cơ chế để hình thành Quỹ bảo tồn dựa trên hình thức quyên góp tự nguyện với khách tham quan để bảo tồn các loài đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng như nhiều nước đang áp dụng hiện nay.

Về phía Nhà nước:

1. Đối với các tài sản môi trường như các VQG và khu bảo tồn, giá trị sử dụng (gỗ, động vật hoang dã…) là rất lớn nhưng không thể thương mại hoá được. Vì vậy, Nhà nước cần phải xác định giá trị giải trí do cảnh quan mang lại; giá trị tồn tại, giá trị lưu truyền cho con cháu mai sau, coi đó là một phần trong tổng giá trị của tài sản môi trường khi cân nhắc đưa ra quyết định.

2. Việc bảo tồn các Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên là rất quan trọng nhằm lưu giữ nhiều giá trị cho thế hệ tương lai. Trong điều kiện hiện nay nguồn lực cho công tác bảo tồn còn hạn chế, Nhà nước cần tạo điều kiện cho các VQG và khu bảo tồn huy động nguồn lực của xã hội đặc biệt là những người được hưởng lợi từ bảo tồn.

3. Hiện nay Việt Nam đang xây dựng nghị định về định giá rừng và trong thời gian tới sẽ xây dựng Luật đa dạng sinh học, Nhà nước cần xem xét và đưa ra điều luật bắt buộc định giá đối với các giá trị phi thị trường của rừng, coi nó là một phần quan trọng trong tổng giá trị tài sản môi trường. Đánh giá đầy đủ giá trị của rừng góp phần khai thác sử dụng hiệu qủa và bền vững nguồn tài nguyên quý giá này.

KẾT LUẬN

Đề tài “Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của VQG Ba Bể - Bắc Kạn” là một nghiên cứu độc lập lần đầu tiên được thực hiện tại VQG Ba Bể. Đề tài đã đánh giá được giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng VQG Ba Bể thông qua chi phí du lịch và sự bằng lòng chi trả của du khách cho bảo tồn. Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đề tài đã nhìn nhận một phần giá trị của VQG. Kết quả của đề tài có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách bảo tồn kết hợp với phát triển du lịch tại VQG Ba Bể. Kết quả của đề tài cũng khẳng định phương pháp chi phí du hành (TCM) và phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp tốt để định giá giá trị vô hình của tài sản môi trường có thể áp dụng cho các VQG Việt Nam.

Đề tài đã mở ra một hướng tiếp cận để đánh giá các giá trị phi thị trường của tài sản môi trường có thể áp dụng cho các VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam. Đề tài cũng chứng minh việc định giá các giá trị phi thị trường của các tài sản môi trường hoàn toàn có thể thực hiện tại Việt Nam, không như quan niệm trước đây cho rằng người Việt Nam chưa có nhận thức cao về môi trường nên không thể đánh giá các giá trị phi thị trường của tài sản môi trường.

Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên tác giả mới dừng lại đánh giá giá trị giải trí mang lại cho du khách trong nước mà chưa đánh giá được với khách nước ngoài; giá trị phi sử dụng mới chỉ tính được thông qua đánh giá của khách du lịch mà chưa xác định được thông qua đánh giá của người dân địa phương. Đây là hạn chế của đề tài cũng là gợi mở cho tác giả trong các nghiên cứu tiếp theo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Chương trình Kinh tế Môi trường Đông Nam Á, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Kinh tế tài nguyên và môi trường – Tài liệu đọc thêm 2005. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Dự án bảo tồn tài nguyên thiên nhiên (PARC), Báo cáo hội thảo khoa học quốc gia VQG Ba Bể và Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang – Nhà xuất bản lao động 2003.

3. Frances Cairncross, Lượng giá trái đất, NXB Havard, 2000.

4. GS.TS.Trần Văn Đính, TS.Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình Kinh tế Du lịch,

NXB Lao động – Xã hội, 2004.

5. PGS.TS.Nguyễn Thế Chinh chủ biên, Giáo trình Kinh tế và Quản lý Môi trường, NXB Thống kê, 2003.

6. TS.Nguyễn Quang Dong, Bài tập Kinh tế lượng với sự trợ giúp của phần mềm Eviews, NXB Khoa học kỹ thuật, 2002.

7. TS.Nguyễn Văn Mạnh, TS.Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị Kinh doanh Lữ hành, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006.

8. Trần Võ Hùng Sơn, Nhập môn phân tích lợi ích chi phí, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

II. Tiếng Anh

1. Billy Manoka, Exitence Value: A Re – Appraisal and Cross – Cultural Comparison, Research Reports.

2. Camille Bann, The Economic Valuation of Tropical Forest Land Use Option: A Manual for Researchers, EEPSEA 1998.

3. Cyril Bogahawate, Forestry Policy, Non Timber Forest Products and Rural Economy in The Wet Zone in Sri Lanka.

4. Herminia Francisco and David Glover, Economy and Environment – Case Study in Viet Nam, EEPSEA 1999.

6. John A Dixon, Economic Analysis of Environmental Impacts, 1995.

7. Organisation for Economic Co-operation and Development, The Economic Appraisal of Environmental Projects and Policies.

8. PARC Ba Be – Na Hang, Ecotourism Development for Ba Be and Na Hang, Second Mission Report and Appendices.

9. Pearce, D. and R. Turner, Economics of Natural Resources and the Environment, Harvester Wheatsheaf, NewYork, 1990.

10. Pham Khanh Nam and Tran Vo Hung Son, Analysis of the Recreational Value of the Coral-surrounded Hon Mun Islands in VietNam, Research Reports,

11. Tran Dinh Thao, On-Site Costs and Benefits of Soil Conservation in The Mountainous Regions of Northern VietNam, Research Reports.

12. Trice, A. and S. Wood, Measurement of Recreation Benefit. Land Economics, 1958.

13. Udomsak Seenprachawong, An Economic Valuation of Coastal Ecosystems in Phang Nga Bay, Thailand, 2002.

14. Randall A.Kramer, Narendra Sharma and Mohan Munasinghe, Valuing Tropical Forests: Methodology and Case Study of Madagascar, World Bank Environment Paper Number 13, 1995.

15. Whittington. D, Improving the Performance of Contingent Valuation Studies in Developing Countries, Environmental and Resource Economics, 2002.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT GIÁ TRỊ

CỦA VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ - BẮC KẠN.

---&---

Xin bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi một số thông tin bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi xin đảm bảo các thông tin mà bạn cung cấp được bảo mật và chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn bạn!

PHẦN 1:THÔNG TIN VỀ CHUYẾN ĐI CỦA DU KHÁCH

1. Bạn đến Vườn quốc gia Ba Bể (VQG) từ (Thành phố, thị xã)...………… (Tỉnh)………... bằng phương tiện gì ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xe buýt Xe máy

Xe hơi riêng Khác (xin ghi rõ)... Tôi sống ở tại địa phương

2. Bạn đã đến Hồ Ba Bể bao nhiêu lần tính cả lần này ? --- lần 3. Bạn đi với ai:

Một mình Theo tour du lịch

Với bạn bè Khác (xin ghi rõ)... Với gia đình

4. Số người đi trong nhóm của bạn:…..…...người

5. Nếu bạn không tham gia chuyến du lịch này, bạn thích làm gì nhất:

Làm việc Đi mua sắm hay xem phim

Ở nhà Khác (xin ghi rõ) ... 6. Bạn đến VQG Ba Bể với mục đích gì:

Vui chơi giải trí Kinh doanh

Công việc Nghiên cứu khoa học

Hội nghị, hội thảo Khác (xin ghi rõ) ... 7. Ngoài Hồ Ba Bể, bạn dự định đi thăm những điểm nào trong chuyến đi này ?

8. Trong chuyến đi này bạn thích các hoạt động nào trong số các hoạt động dưới đây:

Bơi lội Ngắm cảnh

Thăm các hang động Đến các thôn bản tìm hiểu văn hoá bản địa Ngắm các loài động thực vật Đi câu cá

Hoạt động khác(xin ghi rõ)... 9. Những nơi bạn đã viếng thăm hoặc có kế hoạch viếng thăm trong chuyến đi này

Hồ Ba bể Thác Đầu Đẳng Động Puông Bản Pác Ngòi

Động Nàng Tiên Nơi khác (xin ghi rõ)... 10. Chuyến đi của bạn dự định trong bao lâu?

1 ngày 3 ngày

2 ngày Hơn 3 ngày(xin ghi rõ)……...ngày 11. Bạn dự định sẽ nghỉ qua đêm tại

Nhà nghỉ của VQG Ở tại nhà dân trong bản Ở nhà sàn Nơi khác (xin nghi rõ) 12. Vui lòng ước tính những chi phí của bạn trong chuyến đi này :

-Vé tàu xe khứ hồi ………..đồng - Phí vào cửa và phí tham quan ...……….đồng -Tiền trọ ……….đồng -Chi phí ăn uống………..đồng -Giải trí………...đồng -Mua sắm đồ lưu niệm………đồng -Chi phí khác ………..đồng Ước tính tổng chi phí cho chuyến đi là: ………... đồng

13. Với cùng mức chi phí và thời gian bạn có muốn đến một địa điểm nào khác thay cho khu du lịch sinh thái này không?

Hoàn toàn muốn Có muốn

Lưỡng lự Hoàn toàn không muốn

14. Bạn có hài lòng với cảnh quan thiên nhiên nơi này không?

Hài lòng Không hài lòng

Cảnh quan thiên nhiên Dịch vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Chất lượng môi trường du lịch

Ý kiến khác (xin ghi rõ) ... 15. Bạn sẽ đến Ba Bể trong tương lai chứ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sẽ đến Không Chưa chắc chắn

PHẦN 2: MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA DU KHÁCH:

1. Bạn đã từng nghe nói về VQG Ba Bể trước đây chưa?

Có Không

Vườn quốc gia Ba Bể được thành lập năm 1992 với diện tích 7610ha.Đây là một hệ thống

rừng nguyên sinh trên núi đá vôi bao bọc xung quanh hồ nước trong xanh. VQG Ba Bể có nhiệm vụ bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn nguồn gen động thực vật quý hiếm trên cạn, dưới nước và cảnh quan thiên nhiên; phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên; thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị giải trí và giá trị phi sử dụng của Vườn Quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn.DOC (Trang 95 - 109)