Đổi mới và nâng cao chất lượng chính quyền cơ sở.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của phòng nội vụ đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)

5.1. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của hệ thống chính trị ở cơ sở.

Chính quyền cơ sở là cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của dân, tạo điều kiện cho nhân dân nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, phát huy quyền làm chủ của mình và thực hiện nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước. Chính quyền cơ sở không làm thay những công việc thuộc chức năng của cơ quan cấp trên và của cấp ủy cùng cấp.

Tập trung giải quyết đồng bộ, có hiệu quả các vấn đề bức xúc hiện nay như: Xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế vận hành, mối quan hệ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ nhân dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã thực sự có trình độ, năng lực, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, không tham nhũng, ức hiếp dân.

Chính quyền cơ sở phải từng bước rà soát, đánh giá đúng thực trạng về tổ chức và hoạt động của cấp mình để có chương trình hành động cụ thể, tổ chức thực hiện có hiệu quả, có bước chuyển biến mạnh mẽ tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động.

Chính quyền cơ sở quản lý toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống dân cư trên địa bàn; thực hiện tốt quy hoạch quản lý đất đai, nhà ở, hộ tịch, vệ sinh môi trường và trật tự an toàn xã hội.

5.2. Nâng cao hiệu lực hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

Nâng cao hiệu lực của Uỷ ban nhân dân cấp xã, tăng cường chỉ đạo để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan hành chính; quy định rõ trách nhiệm của từng thành viên trong bộ máy, chú trọng hơn đến chất lượng cán bộ, đề cao trách nhiệm và thẩm quyền trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể Uỷ ban nhân dân theo hướng tăng trách nhiệm cá nhân, xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị; cơ chế chỉ đạo điều hành của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.

Uỷ ban nhân dân hoạt động điều hành đúng quy chế và bám sát các văn bản của chính quyền cấp trên và cấp ủy địa phương để xác định rõ các công việc trọng tâm, trọng điểm tập trung chỉ đạo thực hiện tốt và luôn chú trọng nâng cao chất lượng, đảo bảo thời gian và hiệu quả hoạt động. Ngoài việc ban hành kịp thời các văn bản để tổ chức thực hiện các bản của cấp trên, Uỷ ban nhân dân phải đôn đốc, kiểm tra, uốn nắn những sai phạm trong quá trình thực hiện, giúp địa phương thực

Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ đảm bảo chất lượng đáp ứng nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành hoạt động của Uỷ ban nhân dân đạt hiệu quả cao. Bố trí công chức chuyên môn đủ tiêu chuẩn giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và xác định công chức cấp xã là người trực tiếp giúp việc Uỷ ban nhân dân.

Bố trí đủ và đúng cơ cấu Uỷ ban nhân dân để đảm bảo tất cả các lĩnh vực đều có thành viên phụ trách.

Chú trọng công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thực hiện quy định Uỷ ban nhân dân lảm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số; đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu và phân công công tác cho từng thành viên phụ trách, chỉ đạo trực tiếp ở từng nghành, từng lĩnh vực.

Triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, các quy định về dân biết, dân tham gia ý kiến, dân kiểm tra giám sát, dân quyết định phải được cụ thể hóa phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương, tạo ra không khí dân chủ trong sinh hoạt đặc biệt Là ở nông thôn, huy động được tiềm lực vật chất, trí tuệ của nhân dân vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, hạn chế những biểu hiện về hách dịch, sách nhiễu gây phiền hà cho nhân dân của cán bộ chính quyền cơ sở. Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung giải quyết kịp thời ở cơ sở, tránh tình trạng nhiều người đi khiếu kiện và đơn thư vượt cấp.

Đảm bảo cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của chính quyền cơ sở theo hướng từng bước hiện đại hóa theo yêu cầu tin học hóa hệ thống quản lý hành chính Nhà nước.

5.3. Tăng cường, phân cấp quản lý đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Các cơ quan cấp trên cần phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp xác định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, chức năng nhiệm vụ của từng chức danh.

Cần tăng cường phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, công chức xã, thị trấn. Trên cơ sở hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của phòng nội vụ đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn ở huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w