Các phong trào cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 33)

Ngoài những mô hình XHH BVMT được tìm hiểu ở nội dung trên, chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm về các phong trào XHH BVMT. Ngày nay với sự hỗ trợ rất lớn của các phương tiện truyền thông như: đài phát thanh, truyền hình, báo chí, Internet,…thì các phong trào ở nước ta trong thời gian qua không ngừng được mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Nhìn chung các phong trào này đều nhằm mục đích tạo cơ sở nền tảng cho việc thực hiện thành công các chương trình, mô hình BVMT ở các lĩnh vực khác nhau, giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về BVMT, đồng thời qua các phong trào đã giải quyết được phần nào những mâu thuẫn, xung đột môi trường do thiếu thông tin hay bỏ qua thông tin và thiếu sự tham gia đóng góp của cộng đồng.

Một điểm dễ nhận thấy ở mọi phong trào là có sự tham gia và giữ vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn thể nhân dân từ trung ương đến địa phương. Chúng ta có thể kể đến một số phong trào dưới đây:

4.1. Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện BVMT

Phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện do TƯ Đoàn khởi xướng và tổ chức thực hiện, hướng về cơ sở để hỗ trợ nhân dân trong nhiều hoạt động cần thiết, bao gồm cả hoạt động BVMT. Phong trào này đã được Chính phủ quan tâm và 3 năm trở lại đây Thủ tướng CP đều có văn bản chỉ đạo để chuẩn bị cho mùa hè tình nguyện.

Sinh viên tham gia “Mùa hè tình nguyện” và về các nơi, nhất là các vùng nông thôn còn nhiều khó khăn, giúp nhân dân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, phát triển văn hóa và cải thiện môi trường sống. Trong 2 tháng mùa hè năm 2003, hàng ngàn đội thanh niên, sinh viên tình nguyện cả nước đã tổ chức 1500 lớp học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở cho hàng chục nghìn lượt người ở các xã vùng sâu, vùng xa; quyên góp, vận động hơn 2 tỷ đồng thực hiện các công trình thanh niên phục vụ dân sinh (xây dựng đường xá, các công trình cung cấp nước sạch, vệ sinh…); thực hiện 3 trăm nghìn ngày công giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sỹ, các gia đình chính sách: sửa chữa nhà cửa, chăm sóc ruộng vườn; 1300 đội y, bác sỹ trẻ tình nguyện đã khám bệnh, tư vấn các phương pháp bảo vệ sức khỏe và phát thuốc miễn phí cho 100 nghìn người.

Các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tổ chức các chiến dịch “Mùa hè xanh – sinh viên tình nguyện” đưa sinh viên tham gia giúp đỡ nhân dân trong sản xuất, sinh hoạt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. Nhìn chung, phong trào thanh niên, sinh viên tình nguyện đã thực sự là một phong trào phát triển sâu rộng trong cộng đồng, thu hút sự đồng thuận, ủng hộ rất lớn từ phía người dân. Một mặt, phong trào đã huy động được sự tham gia đông đảo của đội ngũ thanh niên, sinh viên còn rất trẻ của đất nước vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Mặt khác, phong trào đã giúp người dân có những hiểu biết về cách thức sản xuất tiên tiến, hiệu quả và BVMT; góp phần thực hiện tốt các chương trình, chính sách xã hội của nhà nước. Đây là một trong những phong trào cần được củng cố và phát động rộng rãi trên nhiều địa phương trong cả nước.

Ngoài ra , hoạt động của đoàn viên, thanh niên còn sôi nổi với các hoạt động cụ thể thiết thực như: ngày “Thứ 7 tình nguyện” , ngày “Chủ nhật xanh”, xây dựng và

duy trì thường xuyên có hiệu quả các mô hình “Làng, xã xanh – sạch – đẹp”, “Tuyến sông an toàn văn minh”…

4.2. Phong trào thi đua “Hãy hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp" của Hội Nông dân Việt Nam của Hội Nông dân Việt Nam

Hàng năm, hội Nông dân VN chủ động phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các ban ngành có liên quan phát động phong trào thi đua “Hãy hành động vì môi trường xanh – sạch – đẹp", tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng các sự kiện môi trường, tạo khí thế sôi nổi cho cán bộ, hội viên, nông dân tích cực tham gia hoạt động BVMT và nguồn nước sạch trên địa bàn.

Từ năm 2004 đến nay, các cấp Hội tổ chức hơn 1.027 cuộc mít tinh với hơn 389.588 lượt người tham dự các sự kiện môi trường. Đặc biệt TƯ Hội phối hợp với tỉnh ủy, HĐND, UBND và hội Nông dân của 16 tỉnh thành tổ chức 16 cuộc mít tinh cấp quốc gia, ra quân tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, thu gom rác thải, chất thải ở nông thôn, trồng và chăm sóc cây xanh hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường, Ngày môi trường thế giới, Chiến dịch làmcho thế giới sạch hơn…

Hội Nông dân VN sẽ tiếp tục phối hợp với các cấp Hội trên các địa bàn nhằm xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế lồng ghép với các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, Hội còn thực hiện phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà” tạo thói quen vệ sinh làng xóm thành nét văn hóa thôn quê, xây dựng các hương ước, quy ước về BVMT.

Các phong trào do Hội nông dân phát động đã đem lại những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào thành công của công tác BVMT.

4.3. Phong trào “Toàn dân tham gia BVMT” do UBTƯMTTQ phát động

Từ năm 2003, sau khi Chiến lược BVMT quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nội dung BVMT được Ủy ban TƯMTTQVN xác định là một trong sáu nội dung quan trọng của cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và từng bước triển khai trong hệ thống Mặt trận các cấp từ trung ương đến cơ sở.

Ban thường trực Ủy ban MTTQ đã chỉ đạo mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ chủ chốt của Mặt trận; mở các chuyên mục về BVMT trên các phương tiện thông tin của hệ thống Mặt trận như: chuyên mục Môi trường quanh ta trên báo Đại đoàn kết, chuyên mục Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường trên Thông

tin Công tác Mặt trận, Tạp chí Mặt trận được tiến hành thường xuyên, đồng thời phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng các phóng sự về toàn dân tham gia BVMT phát trong Chương trình Đại đoàn kết.

Vào dịp kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới (5/6) hàng năm, Ban thường trực Ủy ban TƯMTTQVN có thông tri hướng dẫn UBMTTQ các tỉnh thành phố trên toàn quốc tổ chức các hoạt động như mít tinh kỷ niệm; hưởng ứng phong trào “Toàn dân tham gia BVMT” bằng các hoạt động làm vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các khu vực công cộng; trồng và chăm sóc cây xanh; trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, xây dựng các công trình vệ sinh. Để động viên các địa phương thực hiện công tác này, Ban thường trực UBTƯMT đã triển khai thí điểm ở một số địa phương như TP Hà Nội, Bắc Giang, Lâm Đồng, Huế.

Trong năm 2007, UBTƯMTTQ tập trung công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhân dân ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng có đồng bào là tín đồ tôn giáo. Thông qua các vị chức sắc tôn giáo, các vị già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng để truyền tải những chủ trương, chính sách của Đảng, những quy định pháp luật của Nhà nước và nội dung vận động, giám sát của Mặt trận về BVMT đến các tầng lớp nhân dân ở các địa bàn dân cư này.

Cùng với nhiều hoạt động tích cực khác, MTTQ Việt Nam đã góp phần quan trọng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động của người dân và cộng đồng xã hội về nhiệm vụ BVMT. Các hoạt động của Mặt trận trong thời gian tới cần nhận được sự quan tâm của Nhà nước cũng như sự đồng thuận và tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VỆ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w