Hỗ trợ DN cho lao động nông thôn, thanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo.DOC (Trang 31 - 33)

động nông thôn, thanh niên dân tộc, người tàn tật

- 303,3 28,3% 120 183,3 -

Cộng 1300 1073 100,0% 840,7 232,3 83%

Nguồn:Phòng SNVX- Vụ Tài chính HCSN- Bộ Tài chính

Trong 5 năm qua, việc triển khai dự án đã đạt được hiệu quả thiết thực, góp phần quan trọng cải thiện CSVC và thiết bị thực hành, đổi mới nội dung chương trình dạy nghề và nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên của các cơ sở dạy nghề. Cụ thể là:

- Xây dựng mới 14 chương trình khung 14 nhóm nghề (trong đó có 4 chương trình khung được xây dựng theo phương pháp mới); xây dựng mới 39 bộ chương trình đào tạo cho 39 nghề (trong đó 1 nghề được xây dựng theo phương pháp mới); Biên soạn và chỉnh sửa 320 giáo trình; Bổ sung, sửa đổi 500 chương trình môn học; Xây dựng chương trình và tài liệu giảng dạy cho 5 nghề đào tạo ngắn hạn, dung để dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Các điạ phương có điều kiện để phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề: đến nay đã có 233 trường dạy nghề, 404 trung tâm dạy nghề (trong đó có 165 TTDN cấp huyện); cơ bản xóa được tình trạng trắng trường ở các địa phương vùng núi phía Bắc, Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long; phát triển trường dạy nghề tại các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các ngành kinh tế mũi nhọn; hình thành mạng lưới trường dạy nghề của Quân đội…

- Quy mô đào tạo đã được mở rộng, nhiều cơ sở dạy nghề đã thu hút học sinh học nghề ngày càng tăng (quy mô tuyển mới của cả nước tăng từ 887.300 người năm 2001 lên 1.185.000 người năm 2005, trong đó học nghề tăng gần 2 lần).

- Các đối tượng là lao động nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số, người tàn tật đã được thụ hưởng các dịch vụ dạy nghề, qua đó nhiều người đã có thể tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm; góp phần phát triển kinh tế nông thôn, miền núi và thực hiện công bằng xã hội.

- Chất lượng dạy nghề đã được nâng lên một bước: Trong các cơ sở dạy nghề và đặc biệt là trong các cơ sở dạy nghề được đầu tư tập trung, học sinh tốt nghiệp đạt 96% (trong đó khá giỏi trên 32%), khoảng 80% học sinh sau tốt nghiệp tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm; ở một số nghề, tại một số cơ sở dạy nghề thuộc doanh nghiệp tỷ lệ này đạt trên 90%; bước đầu đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ của thị trường lao động, một bộ phận đã đủ sức thay thế lao động nước ngoài trong một số dây truyền sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến. Trong các cuộc thi tay nghề trẻ các nước ASEAN, học sinh học nghề Việt Nam đạt được thứ hạng cao (Năm 2004 đứng thứ 1 trong số 8 nước tham dự);

2.2.4. Tình hình thực hiện hai năm đầu của giai đoạn 2006 - 2010

Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006 là 2.970 tỷ đồng (vốn NSSN) đạt 95,22% dự toán, trong đó NSTW là 453,3 tỷ đồng (chiếm 15,3%), NS địa phương là 2.516,70 tỷ đồng (chiếm 84,7%), cụ thể :

Bảng số 07: Tổng mức vốn đầu tư cho CTMTQG GD&ĐT năm 2006

Đơn vị: tỷ đồng

2.970,00 2.516,70 453,30

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước cho Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục & Đào tạo.DOC (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w