CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG
2.4.3. Về số lượng
Tên nhà sx Nước sx Tên thuốc Thành phần Dạng bào chế
Giá bán lẻ tại VN
Synmedic
Laboratories India Cimetidine 200mg Viên nén
1,82 USD /
100 viên 210đ/viên
Panion & BF
Biotech INC. Taiwan
Circulon F.C. Tablets 40mg Viên nén bao phim 55.000 đ /hộp 100viên 550đ/viên PT Dexa
Medica Indonesia Glucodex 80mg Viên nén
70520 đ /hộp
Trước hết chúng ta cần phải biết đối thủ cạnh tranh trực diện của các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trực tiếp của chúng ta hiện nay là ai và lợi thế cạnh tranh của họ là gì. Hiện nay, các mặt hàng cạnh tranh trực tiếp với các loại dược phẩm trong nước đó là các sản phẩm thuốc được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc của các doanh nghiệp nước ngoài đặt trụ sở hoạt động tại Việt Nam.
Nhìn chung với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, các doanh nghiệp dược nước ngoài đã tham gia vào thị trường dược phẩm Việt Nam với số lượng ngày càng tăng. Các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí hoạt động nhiều nhất tại Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2005 là Ấn Độ (53 doanh nghiệp), Hàn Quốc (29 doanh nghiệp), Pháp (25 doanh nghiệp). Về số đăng kí thuốc nước ngoài thì các quốc gia này cũng chiếm một số lượng không nhỏ.
Theo bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng số đăng ký của các loại thành phẩm tân dược từ nước ngoài có số lượng tương đối lớn. Trong đó Ấn Độ luôn là nước có số lượng nhóm thuốc đăng ký cao nhất (đạt 28.60% trong tổng số đăng ký thuốc nước ngoài năm 2006 ). Với những con số về số lượng các loại thuốc đăng kí như vậy ta có thể thấy việc các loại thuốc thành phẩm nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam là tương đối lớn và với số lượng ngày càng tăng cả về qui mô và chủng loại.
Không chỉ về số lượng, doanh số nhập khẩu dược phẩm của các nước vào Việt Nam cũng ở mức tương đối lớn. Đây là một điều tất yếu vì Việt Nam là một thị trường giàu tiềm năng và vẫn có thể tiếp tục khai thác, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn chưa có đủ khả năng cung ứng thuốc đặc trị. Doanh số các loại dược phẩm cho chúng ta thấy khả năng cũng như sức mạnh của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đối với thị trường dược phẩm trong nước.
Theo như biểu đồ 2.1, thì các quốc gia chiếm số lượng doanh số nhập khẩu vào Việt Nam đó là Pháp, Thuỵ Sĩ, Hàn Quốc. Đây chủ yếu là các quốc gia có nền công nghiệp dược tương đối phát triển và cũng là những quốc gia chủ yếu xuất khẩu thuốc đặc trị sang Việt Nam
Bảng 2.2- Số đăng ký thuốc nước ngoài tính theo nước sản xuất STT Thời điểm Nước sản xuất 31/3/2004 31/3/2005 31/3/2006 SĐK % SĐK % SĐK % 1 Ấn Độ 1244 26.62 1411 28.76 1546 28.60 2 Hàn Quốc 906 19.02 1000 20.38 1071 19.81 3 Pháp 436 9.15 382 7.78 439 8.12 4 Đức 277 4.91 248 5.05 283 5.24 5 Đài Loan 145 3.04 149 3.04 153 2.83 6 Thuỵ Sỹ 135 2.83 112 2.28 126 2.33 7 Italia 130 2.72 110 2.24 127 2.35 8 Hungary 126 2.64 120 2.44 132 2.44 9 Malaysia 121 2.54 160 3.26 163 3.02 10 Thái Lan 117 2.45 93 1.89 114 2.11 11 Các nước khác 662 13.90 1120 22.83 1251 23.15 Tổng Số 4762 100 4905 100 5405 100
(Nguồn: Cục Quản lý dược Việt Nam)