Các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.DOC (Trang 31)

1.3.1. Tình hình kinh tế xã hội

Tình hình kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Trong một nền kinh tế chưa phát triển, mức độ tin tưởng vào nhau chưa cao, các giao dịch thanh toán thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt - là phương thức thanh toán tin cậy nhất; còn khi tốc độ lạm phát cao thì người ta có xu hướng quay về hình thức trao đổi hàng đổi hàng hoặc sử dụng các phương tiện thanh toán không chính thức nhưng có giá trị tin cậy và ổn định hơn như vàng, ngoại tệ... Trong điều kiện như vậy thì TTKDTM không có cơ hội phát triển

Thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức thanh toán tiên tiến sử dụng công nghệ cao vì vậy đòi hỏi cơ sở vật chất hiện đại, tình hình kinh tế xã hội phát triển cao mới có thể đáp ứng được nhu cầu. Một nền kinh tế phát triển cao như các nước có nền kinh tế phát triển thì các giao dịch thanh toán chủ yếu dưới hình thức phi tiền mặt với các giao dịch thanh toán có giá trị lớn, theo đó cơ chế TTKDTM có lý do và điều kiện để phát triển và hoàn thiện. Ngược lại, một nước có nền kinh tế kém phát triển và dựa trên sản xuất nông nghiệp là chủ yếu thì giao dịch thanh toán chủ yếu sẽ là tiền mặt và lúc đó vai trò thanh toán qua Ngân hàng là không phát triển được.

1.3.2. Cơ sở pháp lý quy định

Cơ sở pháp lý quy định trong thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nhân tố rất quan trọng. Cũng như các nghiệp vụ kinh doanh khác của NH, phương thức TTKDTM cần phải có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, nhằm đảm bảo công bằng và hợp lý, tránh tranh chấp xảy ra, điều đó cần đến vai trò của pháp luật.

TTKDTM có ưu điểm là an toàn và tiện lợi hơn tiền mặt rất nhiều, do đó nó chỉ có thể phát triển khi đảm bảo được các lợi thế đó, tức là nhanh chóng, chính xác, thuận tiện và an toàn. Các quy định của pháp luật về TTKDTM và các văn bản có liên quan cũng phải thể hiện được các yếu tố đó, an toàn nhưng phải linh hoạt, thuận tiện và công bằng cho các bên tham gia thanh toán.Cơ sở pháp lý phải đủ để điều chỉnh các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt. Và Nhà Nước đã tạo nên những khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Nhà Nước đã cho ra đời các Quy định, Nghị quyết, các văn bản trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động TTKDTM. Sự điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ thanh toán qua trung gian thanh toán tạo môi trường và chuẩn mực pháp lý đảm bảo cho các quan hệ thanh toán được thực hiện trong vòng trật tự phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích của xã hội.

Cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh toán là một yếu tố không thể tách rời cơ chế thanh toán qua NH. Sự hoàn thiện của cơ sở pháp lý là điều thúc đẩy cơ

chế TTKDTM pháp triển. Một cơ sở pháp lý đủ, chặt chẽ và đồng bộ sẽ là điều kiện thuận lợi cho TTKDTM, chẳng hạn như các văn bản quy định hướng dẫn cụ thể về séc và sử dụng séc sẽ giúp cho việc thực hiện và quản lý về chúng dễ hơn. Trong thanh toán điện tử nếu như tính chất pháp lý của các chứng từ điện tử chưa được xác nhận bằng các văn bản pháp quy có liên quan thì thì thanh toán điện tử trong hệ thống NH chưa đủ cơ sở để phát triển rộng rãi.

1.3.3. Cơ sở vật chất hạ tầng để đảm bảo thực hiện các thể thức thanh toán này TTKDTM là một hình thức thanh toán hiện đại, đòi hỏi cơ sở vật chất hạ tầng nhiều, hiện đại để phục vụ cho quá trình thanh toán, vì vậy một cơ sở vật chất đầy đủ sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển hình thức thanh toán này.

Công nghệ thanh toán là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động TTKDTM của Ngân hàng, do khối lượng thanh toán qua Ngân hàng ngày càng lớn, đòi hỏi các NHTM phải đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời cho khách hàng. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra một bước nhảy vọt trong TTKDTM. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép các NH có thể phát triển mạng lưới các dịch vụ thanh toán khác nhau để khách hành lựa chọn. Chẳng hạn như nếu thiếu một hệ thống thanh toán điện tử hoàn chỉnh với các yêu cầu kỹ thuật đủ tiêu chuẩn thì không thể phát triển thanh toán thẻ được, .... Do đó, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của TTKDTM.

1.3.4. Năng lực chuyên môn của những người tiến hành thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt

Hoạt động Ngân hàng trong điều kiện thị trường đòi hỏi cán bộ Ngân hàng phải là những người thật sự có năng lực chuyên môn, và không ngừng nang cao năng lực chuyên môn của mình để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ngoài các nhân tố kể trên thì thói quen sử dụng tiền mặt cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng rõ tới việc sử dụng và phát triển TTKDTM. Việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán đã là một thói quen từ lâu của mọi người dân vì vậy để thay đổi không phải là một việc đơn giản. Trình độ dân trí

còn thấp, hiểu biết về Ngân hàng còn ít, đây cũng là một hạn chế lớn cho việc phát triển TTKDTM. Trình độ dân trí phát triển thì người dân có khả năng và điều kiện giao dịch tại NH thường xuyên hơn, do vậy TTKDTM có cơ hội phát triển hơn; ngược lại, khi trình độ dân trí thấp thì việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán là hinh thức đơn giản và tối ưu nhất.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN BẮC KẠN

2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn Phát triển Bắc Kạn

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam được thành lập ngày 26 tháng 4 năm 1957 theo quyết định số 177/TTg của thủ tướng chính phủ với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đến ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và xây dựng Việt Nam và đến 14/11/1990 thì đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ ngày thành lập, bộ máy tổ chức của ngân hàng mới chỉ có 8 chi nhánh với trên 200 cán bộ công nhân viên. Năm 1990 chỉ có 45 chi nhánh với 200 cán bộ công nhân viên, nhưng hiện nay BIDV đã hình thành hệ thống ngân hàng thương mại Nhà nước theo mô hình Tổng công ty.

BIDV hoạt động theo 4 khối chức năng rõ rệt: khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh. Chính vì vậy mà BIDV hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực tài chính như: cho thuê tài

chính, uỷ thác, chứng khoán, bảo hiểm, ngân hàng đại lý, các dịch vụ điện tử ngân hàng….

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành BIDV đã trở thành một trong các ngân hàng quốc doanh lớn nhất ở Việt Nam về quy mô hoạt động. Đến 30/6/2007 BIDV đã đạt một quy mô vào loại khá, với quy mô tài sản đạt 202.000 tỷ đồng, quy mô hạot động của BIDV lớn gấp 10 lần so với năm 1995. Bước sang thời kỳ đổi mới BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cầu khách hàng để giảm tỷ trọng dư nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nước và hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh; BIDV cũng đã tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng giảm cho vay trung và dài hạn để cho vay tín dụng ngắn hạn. BIDV đã chủ động thực hiện minh bạch và công khai các hoạt động kinh doanh, là ngân hàng đi tiên phong trong việc thực hiện các chuẩn mực quốc tế.

Qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, BIDV đã đạt được những thành tựu rất quan trọng góp phần đắc lực cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. BIDV tự tin hướng tới những mục tiêu và ước vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tai chính - Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn tư và Phát triển Bắc Kạn

Hiện nay, BIDV có rất nhiều chi nhánh trên toàn quốc, và BIDV Bắc Kạn là một trong các chi nhánh của BIDV Việt Nam. BIDV Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 62/QĐ-HĐQT ngày 1/1/1997 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6 năm 1997. Lúc mới thành lập chi nhánh chỉ có 10 cán bộ, trong đó có 7 người từ Thái Nguyên lên, ban đầu có 4 khách hàng mở tài khoản tiền gửi với số tiền là 30 triệu đồng và 3 khách hàng vay với số tiền là 5,2 tỷ, trong đó có 2 khách hàng có số dư là 5,1 tỷ đang trong tình trạng sản xuất kinh doanh thua lỗ đã nhiều năm không trả được nợ ngân hàng, lúc này cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của chi nhánh chưa có gì, hơn 4 năm nơi ở và cơ sở làm việc

phải đi thuê nhà dân và nhờ Quỹ hỗ trợ phát triển. Sau 10 năm thành lập thì BIDV Bắc Kạn đã và đang từng bước xây dựng và phát triển, hiện nay chi nhánh có trụ sở chính tại Đường Trường Chinh - TX Bắc Kạn và 1 điểm giao dịch với 58 cán bộ (trong đó có 40 cán bộ có trình độ đại học và sau đại học).

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn hiện nay gồm: - Ban giám đốc gồm: Giám Đốc, Phó Giám Đốc

- Có 6 phòng ban và 2 tổ với 58 cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm cao.

Cơ cấu tổ chức được thể hiện qua sơ đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1.1: Mô hình tổ chức tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn Ban Giám Đốc Phòng tín dụng Phòng dịch vụ khách hàng Phòng kế toán - tài chính Phòng tổ chức - hành chính Tổ điện toán Tổ kho quỹ Phòng thẩm định và QLTD Phòng nguồn vốn kinh doanh Điểm giao dịch Điểm giao dịch

2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn Bắc Kạn

Là một chi nhánh của BIDV Việt Nam nên BIDV Bắc Kạn cũng sẽ có những quy định rõ ràng về việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác của BIDV Việt Nam, việc sử dụng các nguồn vốn huy động, tiếp nhận và đi vay theo quyết định của pháp luật và hướng dẫn của BIDV Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ của mình:

- Hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn tiền vốn cho khách hàng gửi tiền theo thoả thuận.

- Các khoản nợ phải thu, phải trả trả trong bảng tổng kết tài sản phải trong số vốn do chi nhánh quản lý.

- Hoàn trả các khoản tín dụng do chi nhánh trực tiếp vay hoặc thực hiện nghĩa vụ thay cho khách hàng được chi nhánh bảo lãnh nếu khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.

- Là nơi thử nghiệm các sản phẩm mới của hệ thông Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Như vậy, sau 11 năm hoạt động BIDV Bắc Kạn đang dần dần củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức để phù hợp với sự thay đổi ngày càng phức tạp của nền kinh tế nói chung và của toàn hệ thống NHTM nói chung trong quá trình hội nhập.

Để có thể hiểu rõ hơn sự hoạt động hiệu quả của BIDV Bắc Kạn chúng ta cùng tìm hiểu về tình hình hoạt động nói chung và tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại BIDV Bắc Kạn nói riêng, nhất là trong năm 2007 vừa qua.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV Bắc Kạn

2.1.3.1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Ngân hàng Kạn có ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh của Ngân hàng

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc, tổng diện tích tự nhiên là 4795 km2, dân số ít (29vạn người), được đánh giá là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước.

Bắc Kạn là một tỉnh có nền kinh tế kém phát triển, dân trí thấp, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ cấu thành phần kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp chưa mang tính sản xuất hàng hoá, đặc biệt chưa có cơ sở sản xuất công nghiệp. Giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì gây ảnh hưởng rất lớn tới giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị giữa các huyện trong tỉnh, giữa các tỉnh luân cận và với cả nước.

Bên cạnh những khó khăn đó thì Bắc Kạn còn có những thuận lợi đó là: có trữ lượng khoáng sản lớn tập trung ở Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì….; có hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, được đánh giá là một trong những khu bảo tồn thiên nhiên của thế giới tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch sinh thái, mặt khác tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển rừng và các sản phẩm nông – lâm - thổ sản.

Chính những điều kiện trên đã ảnh hưởng rất rõ rệt tới tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính tình hình kinh tế xã hội của địa phương đã có ảnh hưởng sâu sắc và rõ nét tới tình hình kinh doanh của Ngân hàng nói chung và của hình thức TTKDTM nói riêng.

2.1.3.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn trong thời gian qua

Nhìn chung trong những năm gần đây thì tình hình kinh doanh của tỉnh nói chung và của Ngân hàng nói riêng đạt được nhiều thành tựu. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn bám sát tiến độ thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh trên địa bàn để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và đầu tư tín dụng, từ đó đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng.

Hoạt động huy động vốn

Trong một Ngân hàng thì nguồn vốn là cơ sở để hình thành và tổ chức các hoạt động kinh doanh của mình, chính vì vậy công tác huy động vốn luôn được coi trọng hàng đầu trong kế hoạch kinh doanh của chi nhánh. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thì NHĐT & PT Bắc Kạn là một trong ba chi nhánh NHTM đang hoat động trên địa bàn, mặt khác Bắc Kạn lại là một tỉnh có nền kinh tế chưa phát triển, vì vậy, không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động.

Với phương châm “Đi vay để cho vay” chi nhánh đã mở rộng mạng lưới giao dịch. Thực tế, trong thời gian qua chi nhánh đã huy động và tập trung được một khối lượng vốn khá lớn tạo điều kiện thụân lợi nhất để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của khách hàng trên địa bàn. Điều đó được thể hiện qua bảng cơ cấu nguồn vốn sau:

Bảng 1: Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.DOC (Trang 31)