Hiện đại hoá công nghệ thanh toán, nâng cao trình

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.DOC (Trang 65 - 67)

bộ

Không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ thanh toán của Ngân hàng luôn là yêu cầu cần thiết, khách quan trong nền kinh tế nói chung và đối với chi nhánh NHĐT & PT Bắc Kạn. Chi nhánh đã trang bị được hệ thống các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động thanh toán khá đầy đủ và tương đối hiện đại. Tuy nhiên, thì các công nghệ ngày càng hiện đại và hình thức thanh toán này cũng ngày càng phức tạp đòi hỏi cơ sở vật chất luôn được đổi mới phục vụ kịp thời cho công tác thanh toán, phải ứng dụng nhanh nhạy các phần mềm thích hợp trong thanh toán, hiện đại hoá triệt để công tác thanh toán theo tốc độ phát triển hiện nay của công nghệ thông tin để tăng thêm uy tín, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của khách hàng khi đến Ngân hàng, thu hút thêm khách hàng tiềm năng trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng như hiện nay.

Để TTKDTM được mở rộng và phát triển hơn nữa NH trong thời gian tới cần đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án hiện đại hệ thống thanh toán, nhằm sớm đưa vào sử dụng tăng nhanh tốc độ thanh toán qua NH, giảm chi phí hoạt động, tạo điều kiện phát triển các công cụ thanh toán mới, tăng khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán và các dịch vụ có liên quan.

Cần xây dựng cơ sở vật chất khang trang, đầu tư thiết bị công nghệ hiện đại, đồng bộ của NH để có vị trí quan trọng quyết định tới sự thành công. Đây là nhân tố không thể thiếu được, nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường như

hiện nay, sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt dễ dẫn đến sự thất bại hay thành công vì thế đòi hỏi NH cần chú trọng tới đổi mới công nghệ, xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến nhất là tại trụ sở chính.

Cần nhận thức được tầm quan trọng của cán bộ, là yếu tố quyết định mọi hoạt động. Trong hoạt động NH nói chung và hoạt động TTKDTM nói riêng yếu tố tổ chức và sắp xếp con người cho khoa học là rất quan trọng quyết định lớn tới chất lượng và số lượng của công việc. Tại chi nhánh trình độ cán bộ phục vụ cho hoạt động thanh toán rất bất cập, chủ yếu do công tác đào tạo cơ bản cũng như chuyên sâu trong lĩnh vực thanh toán chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế này không chỉ phổ biến ở chi nhánh mà ngay cả ở Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý Nhà nước trong thanh toán, vì vậy, việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ là vô cùng cần thiết.

Đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là về tin học và ngoại ngữ để phù hợp với yêu cầu đổi mới, tuyển dụng mới cử nhân tin học có khả năng ứng dụng tốt các công nghệ và phần mềm hiện đại trong lĩnh vực kế toán Ngân hàng.

Triển khai thực hiện tốt các kế hoạc đào tạo xây dựng. Tiến hiến hành tiêu chuẩn hoá cán bộ (cán bộ điều hành và cán bộ nghiệp vụ) thực hiên đánh giá phân loại cán bộ để có kế hoạch đào tạo phù hợp. Đào tạo tập trung vào hai mục tiêu chính sau:

•Giỏi về kỹ năng nghiệp vụ: giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng tiếp nhận và sử dụng thanh thạo công nghệ Ngân hàng hiện đại

•Kỹ năng giao tiếp tốt: giỏi về tiếp thị và luôn có thái độ đúng đắn trong giao tiếp, ứng xử. Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học để đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc

Ngoài ra, chi nhánh còn động viên, khuyến khích nhân viên kịp thời thông qua thưởng phạt nghiêm minh, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp cho cán bộ công nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Kạn.DOC (Trang 65 - 67)