Đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 104 - 112)

Để công tác đánh giá rủi ro tại chi nhánh đạt được hiệu quả cao, việc đa dạng hóa các phương pháp đánh giá rủi ro là một giải pháp cần thiết và quan trọng. Cần phải đa dạng hóa cả về phương pháp định tính lẫn định lượng.

Những phương pháp đánh giá rủi ro định tính có thể áp dụng được tại chi nhánh là: phương pháp ma trận SWOT, mô hình 5 lực lượng Porter, ma trận BCG...

*Phương pháp ma trận SWOT

Mô hình SWOT là một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay một đề án kinh doanh. Thông qua việc phân tích 4 yếu tố chính: Điểm mạnh( S- Strength), Điểm yếu( W- Weakness), Cơ hội( O-

Opportunity) và Thách thức( T- Threat). Trong đó Strength và Weakness là các yếu tố nội tại của công ty, Opportunity và Threat là các nhân tố tác động bên ngoài. Qua việc sử dụng ma trận SWOT, cán bộ thẩm định có thể nhận định được tình hình bên trong của doanh nghiệp vay vốn, những điểm mạnh, điểm yếu của họ, nhận định được những tác động bên ngoài đến công ty, những cơ hội và thách thức. Để từ đó rút ra được những rủi ro và mức độ của những rủi ro đó để công tác đánh giá rủi ro đạt hiệu quả cao.

Sơ đồ 3.1: Mô hình ma trận SWOT Mô hình ma trận SWOT S- Điểm mạnh W- Điểm yếu O- Cơ hội T- Thách thức

Mô hình phân tích SWOT được thể hiện dưới dạng một ma trận có hai hàng, hai cột, chia làm 4 phần : Strength, Weakness, , Opportunity và Threat.

Khi sử dụng phương pháp này để phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro của doanh nghiệp vay vốn, cán bộ thẩm định cần tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

- Strength:

+ Lợi thế của công ty là gì?

+ Công việc nào công ty thực hiện tốt nhất?

+ Ưu thế của công ty so với các công ty khác( các đối thủ cạnh tranh) là gì?

- Weakness:

+ Công việc nào công ty thực hiện kém hiệu quả nhất? + Điểm yếu lớn nhất của công ty là gì?

+ Tại sao đối thủ cạnh tranh lại làm tốt hơn công ty?

- Opportunity:

+ Xu hướng đáng quan tâm nào mà công ty đã biết? + Cơ hội có thể xuất phát từ đâu?

- Threat:

+ Công ty đang gặp phải những trở ngại, khó khăn gì? + Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?

+ Những đòi hỏi đặc thù về công việc, vế sản phẩm dịch vụ có thay đổi gì? + Công nghệ thay đổi có nguy cơ gì với công ty hay không?

+ Công ty có đang vướng vào các vấn đề về nợ quá hạn không? + Có những điểm yếu nào đang đe dọa công ty?

* Phương pháp Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh Porter:

Theo mô hình này, có 5 lực lượng, áp lực cạnh tranh có ảnh hưởng, có thể đe dọa đến hoạt động kinh doanh, lợi nhuận đạt được của một doanh nghiệp hoặc một ngành. Đó là áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp, từ khách hàng, từ các đối thủ tiềm ẩn, từ các sản phẩm thay thế và từ nội bộ ngành.

Các cán bộ thẩm định có thể sử dụng phương pháp này khi đối với khách hàng vay vốn, qua đó rút ra những đe dọa đối với doanh nghiệp, những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải và nguyên nhân của những rủi ro đó. Từ đó phục vụ tốt hơn cho công tác đánh giá rủi ro của mình.

Khi áp dụng phương pháp này, cán bộ thẩm định cần tìm hiểu những vấn đề sau:

- Đối với áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp: + Số lượng- quy mô nhà cung cấp

+ Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung + Thông tin về nhà cung cấp

- Đối với áp lực cạnh tranh từ khách hàng: + Quy mô khách hàng

+ Tầm quan trọng

+ Chi phí chuyển đổi khách hàng + Thông tin khách hàng.

- Đối với áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn( Đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngàh nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành, đến doanh nghiệp trong tương lai).

+ Sức hấp dẫn của ngành

+ Những rào cản gia nhập ngành( kỹ thuật, vốn, các yếu tố thương mại, các nguồn lực đặc thù)

- Đối với áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế.(Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành)

+ Giá cả, chất lượng của các sản phẩm thay thế. - Đối với áp lực cạnh tranh từ nội bộ ngành

+ Tình trạng ngành: Nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thủ cạnh tranh. + Cấu trúc ngành: Ngành tập trung hay phân tán

+ Các rào cản rút lui: Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư, ràng buộc với người lao động, ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan, các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.

* Phương pháp ma trận BCG

Ma trận BCG còn được gọi là ma trận quan hệ tăng trưởng và thị phần. Ma trận BCG xem xét phân tích hai yếu tố là sự tăng trưởng của thị trường. Thực chất là phân tích khả năng tạo ra lợi nhuận thông qua việc phân tích danh mục sản phẩm dịch vụ của 1 công ty để đánh giá được vị thế cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp.

Với cán bộ thẩm định, việc sử dụng ma trận BCG nhằm xác định được mức độ chiếm lĩnh thị trường và sự tăng trưởng của thị trường, biết được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, điều đó tạo điều kiện cho việc phát hiện và đánh giá các rủi ro doanh nghiệp và sản phẩm dự án có thể gặp phải.

Tỷ lệ tăng trưởng

Cao

Thấp

Thấp Cao Mức chiếm lĩnh thị trường Ma trận BCG gồm có 4 phần: Ngôi sao, Dấu hỏi, Bò sữa và Chó

- Phần Ngôi sao( I): Doanh nghiệp có thị phần lớn, thuộc ngành có tăng trưởng cao. Có lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển,, tiềm năng lớn về lợi nhuận và khả năng tăng trưởng dài hạn  Rủi ro gặp phải tương đối thấp.

- Phần Bò sữa (II): thị phần và vị thế cạnh tranh lớn nhưng tăng trưởng của ngành thì thấp. Điều này cho phép duy trì khả năng sinh lời cao, nhưng không có cơ hội phát triển và tốc độ tăng trưởng ngàh thấp  Rủi ro gặp phải nhiều hơn phần I( ngôi sao)

- Phần Dấu hỏi (III): vị thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp thấp nhưng ngành lại có tăng trưởng cao, có triển vọng về lợi nhuận và tăng trưởng dài hạn, nó có nhiều khả năng trở thành phần Ngôi sao Rủi ro gặp phải không nhiều.

- Phần Con chó (IV): cả thị phần và vị thế cạnh tranh đều thấp, tốc độ tăng trưởng ngành thấp. Triển vọng phát triển là thấp Chứa đựng nhiều rủi ro.

Đối với phương pháp định lượng, phương pháp mà chi nhánh thường dùng là Phương pháp phân tích độ nhạy, tuy nhiên việc phân tích mới chỉ dừng lại ở việc xem xét sự thay đổi của yếu tố khi một yếu tố nào đó ảnh hưởng đến nó thay đổi, việc đó sẽ dẫn đến thu thập đánh giá các rủi ro không được chính xác, đầy đủ. Do đó chi nhánh nên phân tích độ nhạy theo hướng xem xét sự thay đổi của yếu tố khi các yếu tố ảnh hưởng đến nó cùng thay đổi, để việc thu thập, đánh giá các rủi ro được toàn diện hơn.

III I

Cụ thể có thể áp dụng đối với dự án minh họa ( mục ). Khi sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, xem xét ảnh hưởng của các yếu tố biến động đến chỉ tiêu NPV thì mới chỉ dừng lại ở việc cho từng yếu tố biến động tác động đến NPV. Trong khi nhiều yếu tố cùng ảnh hưởng đến kết quả của chỉ tiêu NPV.

Ta sẽ đánh giá chỉ tiêu NPV khi hai yếu tố ảnh hưởng đến NPV cùng thay đổi của Giá bán các căn hộ( sản phẩm của dự án) và tỷ suất chiết khấu (r)

Bảng 3.1: Biến động giá bán căn hộ và tỷ suất chiết khấu ảnh hưởng đến chỉ tiêu NPV

Mức độ tăng giảm giá bán căn hộ

-30% -20% -10% 0% 10% 20% Mức độ tăng giảm R -30% 3,529,545 11,949,354 20,369,164 28,788,973 37,208,782 45,628,592 -30% 2,653,054 10,971,557 19,290,059 27,608,561 35,927,063 44,245,566 -10% 1,800,042 10,018,854 18,237,666 26,456,478 34,675,289 42,894,101 0% 969,862 9,090,567 17,211,273 25,331,978 33,452,684 41,573,389 10% 161,884 8,186,037 16,210,189 24,234,342 32,258,494 40,282,647 20% -624,498 7,304,624 15,233,746 23,162,868 31,091,990 39,021,112

Theo bảng tính toán trên, khi giảm giá bán căn hộ 30% và tăng tỷ lệ chiết khấu 20% thì NPV thu được là một giá trị âm ( -624,498) thì khi đó dự án không đảm bảo được tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w