Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 92)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, có những nguyên nhân xuất phát từ phía doanh nghiệp vay vốn, có những nguyên nhân xuất phát từ chính Ngân hàng, có nguyên nhân khách quan, bất khả kháng, cũng có những nguyên nhân là chủ quan..

* Nguyên nhân xuất phát phía Ngân hàng

- Chi nhánh BIDV Quang Trung mới chỉ thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2005, bốn năm hoạt động trong một lĩnh vực đầy rẫy những khó khăn, những rủi ro này là không hề dễ với một chi nhánh mới thành lập. Bên cạnh một số cán bộ có kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong ngành do được chuyền từ trụ sở chính và từ các chi nhánh khách của BIDV Việt Nam, hầu hết đội ngũ cán bộ tại BIDV Quang Trung đều là đội ngũ trẻ mới được tuyển dụng, họ chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó, công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn không những đòi hỏi kiến thức sâu rộng mà còn cần những người có năng lực và kinh nghiệm nhất định.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình đánh giá rủi ro còn nhiều hạn chế, chưa ứng dụng được những phần mềm hiện đại để phân tích tính toán nhiều chỉ tiêu phức tạp mà thủ công không làm được. Bên cạnh đó, chính năng lực khả năng sử dụng máy tính và những ứng dụng hiện đại của cán bộ thẩm định còn chưa được thông thạo cũng là một nguyên nhân.

- Nội dung và quy trình đánh giá rủi ro tại Chi nhánh vẫn chưa được hoàn thiện cũng là một nguyên nhân cho những hạn chế trên. Quy trình đánh giá rủi ro được xây dựng là áp dụng với mọi loại dự án, chưa có quy trình cho từng loại dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau. Các nội dung trong quy trình chưa được quy định chi tiết, tỉ mỉ làm cơ sở cho cán bộ thẩm định có căn cứ tham chiếu, khiến cán bộ thẩm định gặp khó khăn, lúng túng trong đánh giá các rủi ro, đặc biệt đối với những dự án thuộc những lĩnh vực kinh doanh mới.

- Cán bộ thẩm định thường ít chủ động trong việc thu thập thông tin liên quan đến dự án từ nhiều nguồn, ít khi xem xét đánh giá lại những dự án đã và đang thực hiện làm tài liệu tham khảo cho công tác đánh giá rủi ro của dự án về sau, việc thu thập thông tin thường chỉ được phát sinh ở dự án nào đó cần được thẩm định, đánh giá rủi ro. Bên cạnh đó, các thông tin về dự án chỉ được lưu trữ dưới dạng thô sơ, chưa có hệ thống, chưa tận dụng hết hiệu quả của máy tính.

* Nguyên nhân xuất phát từ khách hàng vay vốn

- Trước hết có thể nói đến trình độ lập dự án của các doanh nghiệp còn yếu, các dự án được lập còn thiếu tính chính xác và thiếu căn cứ khoa học. Đến khi trình hồ sơ tài liệu lên Ngân hàng, khách hàng thường không cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu cần thiết như yêu cầu trong hồ sơ vay vốn mà ngân hàng quy định, khiến cho công tác thẩm định, đánh giá rủi ro bị kéo dài.

- Một sự thật luôn tồn tại trong các doanh nghiệp kinh doanh là họ không muốn công khai rộng rãi tình hình tài chính của mình, nhất là đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính không được tốt. Do vậy, họ thường khai không chính xác những thông tin về doanh nghiệp, gây khó khăn cho công tác thu thập thông tin của cán bộ thẩm định, ảnh hưởng đến công tác đánh giá rủi ro.

- Với một số doanh nghiệp làm ăn theo lối tạm bợ, chưa có định hướng kế hoạch lâu dài, không coi trọng uy tín của chính họ, sẵn sàng làm mọi chuyện để tìm cách rút vốn của Ngân hàng, không thực hiện nghiêm túc các điều khoản trong hợp đồng với Ngân hàng. Bằng nhiều thủ đoạn như lập dự án giả, sử dụng tiền vay không đúng mục đích, đưa ra mức doanh thu cao để làm tăng tính khả thi của dự án...Tất cả những nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến chất lượng công tác đánh giá rủi ro.

* Những nguyên nhân khác

- Các văn bản quy định về đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài chính, hệ thống kế toán kiểm toán… của cấp nhà nước còn những chông chéo nhất định, chưa đầy đủ, rõ ràng, lại hay thay đổi do những biến động nền kinh tế trong nước và khu vực. Điều này gây những khó khăn cho công tác đánh giá rủi ro.

- Các định mức kinh tế kỹ thuật, các tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế, tài chính cho từng ngành nghề để làm chỉ tiêu tham chiếu so sánh chưa có.

- Việc quy hoạch phát triển kinh tế vùng, địa phương chưa ổn định, cụ thể và khoa học cùng với sự can thiệp quá nhiều trong hoạt động cho vay của các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp cũng làm giảm hiệu quả công tác thẩm định và đánh giá rủi ro.

Nói tóm lại, dù là những nguyên nhân khách quan hay chủ quan, nguyên nhân từ phía Ngân hàng hay từ khách hàng vay vốn từ nó cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả của công tác đánh giá rủi ro. Do vậy, phải cần có những giải pháp cần thiết để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đánh giá rủi ro.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THẨM ĐỊNH

DỰ ÁN VAY VỐN TẠI BIDV QUANG TRUNG THỜI GIAN TỚI. 3.1. Phương hướng, mục tiêu đặt ra tại BIDV Quang Trung trong thời gian tới 3.1.1. Mục tiêu chung trong giai đoạn 2009-2015.

Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2005-2008, BIDV Quang Trung đặt ra mục tiêu chính trong hai năm 2009-2010 và giai đoạn 5 năm 2011- 2015 là tiếp tục phấn đấu sớm đủ tiêu chuẩn nâng hạng doanh nghiệp, lợi nhuận bình quân đạt nhóm I của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đảm bảo thu nhập cho cán bộ người lao động. Cụ thể:

- Lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả bền vững làm mục tiêu hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

- Quảng bá rộng rãi hình ảnh, thương hiệu của chi nhánh Quang Trung nói riêng và BIDV nói chung, thực hiện các chiến lược maketing để tiếp tục duy trì nền vốn huy động và mở rộng mạng lưới phục vụ khách hàng.

- Đảm bảo hiệu quả kinh doanh của chi nhánh, tiếp tục đà tăng trưởng lợi nhuận.

- Chủ động cơ cấu lại nguồn huy động và sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý… chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với chuẩn quốc tế.

- Tăng cường công tác dịch vụ truyền thống, tiến tới nâng cao tỷ trọng của hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở tiếp cận, triển khai những dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Hoạt động quản trị điều hành chuyên nghiệp, kiểm soát được hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn, hiệu quả, chế độ thông tin báo cáo đảm bảo chất lượng tạo cơ sở các chỉ đạo được thông suốt kịp thời.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động, nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp, tác phong giao dịch chuẩn mực.

- Tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2009 - 2010 đạt khoảng 25% đối với Huy động vốn, 32-35% đối với Tín dụng, 60%-70% đối với dịch vụ (Những số liệu được xác định tăng trưởng trên nền khách hàng ổn định và khách hàng mới với các sản phẩm truyền thống - không tính tới các yếu tố thuận lợi ngẫu nhiên và cơ hội đột biến bất thường).

- Quy mô và chất lượng hoạt động của chi nhánh đạt tiêu chuẩn của Doanh nghiệp hạng 1, LNST bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước và nằm ở nhóm đầu của hệ thống BIDV.

* Một số chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch kinh doanh 2009

Tuyệt đối Tương đối

1. HĐV bình quân 5,900 5000 6,000 1,000 20% 2. HĐV cu ối kỳ 6,000 4,700 6,200 1,500 32% 3. Dư nợ tín dụng bình quân 2,300 4,800 2,500 109% 4. Dư nợ tín dụng cuối kỳ 2,295 6,500 4,205 183% 5. Thu dịch vụ ròng 24 18 25 7 39% 6. Chênh lệch thu chi 78 60 80 20 33% 7. Trích DPRR trong năm 10 8 -2 -20% Tăng trư ởng Chỉ tiêu TH 31/12/2008 Số thực (loại trừ bất thường) KHKD 2009

3.1.2. Phương hướng hoạt động tại BIDV Quang Trung thời gian tới

Theo mục tiêu chung đặt ra cho chi nhánh trong giai đoạn tới, với mỗi hoạt động có những phương hướng cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu đề ra:

* Về công tác nguồn vốn- huy động vốn

- Bám sát diễn biến thị trường (định kỳ báo cáo phân tích biến động thị trường 1lần trong 1 tuần), thực hiện triển khai nhiều sản phẩm mới linh hoạt, đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Theo sát luồng tiền ra vào tại chi nhánh, trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, dự báo để có sự chủ động hoạch định nguồn vốn huy động và lãi suất huy động phù hợp trong từng giai đoạn.

- Triển khai kế hoạch maketing, giới thiệu sản phẩm tới các nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, phân giao tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ.

- Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với các khách hàng tổ chức, tiến tới hợp tác toàn diện: các tập đoàn kinh tế, công ty chứng khoán…

- Đào tạo cán bộ giao dịch về nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng phục vụ và thuyết phục khách hàng cá nhân.

- Thực hiện phân giao kế hoạch huy động vốn từng phòng dịch vụ, phòng giao dịch, tạo lập không khí thi đua huy động vốn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tới từng cán bộ và có cơ chế khen thưởng kịp thời.

* Với công tác tín dụng, bảo lãnh, thẩm định

- Tuân thủ các quy trình và chỉ đạo của Hội sở chính.

- Hoàn thiện quy trình, mẫu biểu theo mô hình tổ chức TA2 để thống nhất áp dụng tại chi nhánh. Các bước công việc thực hiện theo đúng quy trình, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tập trung vào các lĩnh vực: xuất khẩu dệt may, da dày, thủ công mỹ nghệ, nhập khẩu thiết bị y tế, điện tử, viễn thông, thiết bị ngành in, các lĩnh vực thuỷ điện, hạ tầng khu công nghiệp, phương tiện vận tải, công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Giới thiệu tới khách hàng dịch vụ tư vấn, bảo lãnh phát hành trái phiếu của BIDV

- Mở rộng các sản phẩm phục vụ đối tượng là công ty chứng khoán, nhà đầu tư và các đối tác chiến lược của BIDV.

- Nghiên cứu thị trường theo các ngành kinh doanh để mở rộng lĩnh vực, đối tượng khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường trong các giai đoạn tiếp theo.

- Thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo, trao đổi nghiệp vụ giữa các phòng trong chi nhánh để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, tìm hiểu và xây dựng thêm những sản phẩm mới triển khai tại chi nhánh.

* Về chất lượng tín dụng

- Cơ cấu lại nợ của các nhóm khách hàng lớn của chi nhánh

- Quản lý chặt chẽ nợ quá hạn, lãi treo. Đẩy mạnh tận thu nợ gốc và lãi, đặc biệt là nợ vay cầm cố chứng khoán, lãi treo.

- Sử dụng linh hoạt các hình thức bảo đảm khác nhau để nâng cao tỷ trọng dư nợ có TSBĐ trong tổng dư nợ, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Tập trung, nâng cao tỷ trọng dư nợ ngoài quốc doanh trong tổng dư nợ.

* Về kết quả, hiệu quả kinh doanh

- Cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản hợp lý hướng theo chuẩn mực chung.

- Trích lập DPRR đúng quy định, mục tiêu trong năm 2009 sẽ không phải thực hiện trích DPRR.

- Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi tiêu theo định mức, tăng hiệu suất sử dụng tài sản và công cụ lao động tại chi nhánh.

- Giảm thiểu tình trạng làm thêm giờ theo quy định của chi nhánh năm 2008, nâng cao năng suất lao động của cán bộ trên cơ sở có kế hoạch lao động, có sự kiểm soát kế hoạch thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện công việc từng cán bộ của lãnh đạo phòng.

- Tiếp thị, đẩy mạnh các dịch vụ hiện đại với mức giá hợp lý, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong tổng thu nhập của chi nhánh.

* Về phát triển dịch vụ và các sản phẩm có lợi thế

- Xây dựng kế hoạch maketting của chi nhánh, giao chỉ tiêu tiếp thị khách hàng mới tới từng cán bộ trên cơ sở hoạch định những nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng, đào tạo cán bộ kỹ năng tiếp thị, đàm phán với khách hàng.

- Đánh giá kết quả thực hiện sau mỗi chương trình dịch vụ mới triển khai, thu thập ý kiến đo lường sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, tiến tới sự cải tiến sản phẩm phù hợp nhu cầu mọi đối tượng khách hàng.

- Tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện với khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế…

- Tìm hiểu những dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ hiện đại gắn liền với phát triển của công nghệ thông tin để có đề xuất Hội sở chính, nghiên cứu và triển khai thực hiện tại BIDV, đa dạng hoá dịch vụ.

- Có kế hoạch chăm sóc khách hàng linh hoạt thường xuyên trên cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của khách hàng tại chi nhánh.

- Định kỳ thực hiện điều tra mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng toàn diện các sản phẩm, dịch vụ hiện phục vụ khách hàng, thu thập kiến nghị của khách hàng để có sự điều chỉnh cho phù hợp (2 lần trong năm)

- Mọi nền kinh tế đều có mối liên hệ mật thiết giữa thu nhập bình quân trên đầu người và phần trăm dân số có tài khoản ngân hàng. Do hiện tại thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam gần 1.000 USD một năm, theo đó số lượng người có tài khoản ngân hàng nên ở vào khoảng 20-30% chứ không phải là 10% như hiện nay. Giải pháp để người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận mở tài khoản ngân hàng: bên cạnh sự hỗ trợ cuủa chính phủ, cần thiết tạo ra một hệ thống ngân hàng an toàn và đáng tin cậy và mở rộng mạng lưới các ngân hàng đem lại sự tiện lợi, giới thiệu các kênh tiên tiến qua Dịch vụ ngân hàng trực tuyến.

* Về phát triển mạng lưới và nguồn nhân lực

- Xây dựng và triển khai theo kế hoạch lộ trình phát triển mạng lưới cụ thể, chủ động tìm kiếm những địa điểm phù hợp cho giao dịch: đặc điểm dân cư, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn, cơ sở hạ tầng, các chi nhánh khác trong hệ thống, các ngân hàng cạnh tranh, xu hướng phát triển của địa bàn…

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng hoạt động của các điểm giao dịch, mở rộng các địa điểm giao dịch hiệu quả, thu lại những điểm giao dịch không đảm bảo chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

- Chi nhánh tiếp tục kiện toàn mô hình tổ chức theo dự án TA2, thực hiện nghiêm túc cơ chế quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ, đảm bảo minh bạch, công khai.

- Tuyển dụng cán bộ và bố trí công tác theo đúng quy định, định biên lao động của chi nhánh.

- Công tác đào tạo: cử cán bộ tham gia các buổi tập huấn của Hội sở chính, xây dựng kế hoạch đào tạo nội bộ toàn diện tại chi nhánh, thông tin kịp thời những biến động thực tế, phổ biến những thay đổi trong chính sách và chế độ của Nhà nước, của

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Quang Trung.DOC (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w